Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cà phê tăng giá, nông dân ồ ạt trồng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cà phê tăng giá, nông dân ồ ạt trồng

Hiện nay, giá cà phê nhân ở Dak Lak tăng cao, ở mức 51.000 đồng/kg cà phê nhân đã làm nông dân ồ ạt mở rộng diện tích cà phê phá vỡ quy hoạch.

Đến cuối năm 2010, diện tích cà phê của tỉnh đã tăng 8.800 héc ta so với năm 2009. Ngay đầu mùa mưa năm nay, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc cũng đã có kế hoạch chuyển hàng ngàn héc ta đất nương rẫy, đất gò đồi không chủ động nguồn nước sang trồng cà phê.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Dak Lak, việc tăng diện tích cà phê ồ ạt này không những phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đai, một số diện tích cây trồng khác bị thu hẹp, không phát triển mà đặc biệt là diện tích rừng, kể cả rừng phòng hộ cũng giảm đi nhanh chóng do tình trạng đồng bào lấn chiếm rừng, đất rừng để trồng cà phê.

Trong khi Dak Lak quy hoạch phát triển cà phê bền vững 140.000 – 160.000 héc ta với sản lượng 400.000 tấn cà phê nhân mỗi năm thì trên thực tế diện tích cà phê vẫn cứ tăng. Hiện nay, diện tích cà phê của tỉnh Dak Lak đã tăng lên gần 191.000 héc ta.

Do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác nên đồng bào các dân tộc ở các huyện, thị xã, thành phố đua nhau tự ý chuyển đất trồng bắp lai, đậu đỗ các loại, thậm chí phá vườn điều chuyển sang trồng cà phê.

Theo tính toán của nông dân, làm 1 héc ta cà phê sau 3 năm đưa vào kinh doanh, đạt năng suất 25 tạ cà phê nhân /héc ta/năm, thì sau khi trừ các khoản chi vẫn còn lãi trên 40 triệu đồng. So với mặt bằng giá như hiện nay thì thu nhập của người trồng cà phê có đời sống sinh hoạt đạt từ mức trung bình trở lên.

Tuy nhiên, qua kiểm tra của cơ quan chức năng, phần lớn diện tích cà phê trồng mới này đều không chủ động được nguồn nước, có độ dốc lớn, nhiều nơi đất sỏi đá không thích hợp với cây cà phê. Ngay tại huyện Ea Súp, Lắk là những vùng đất thường xuyên bị ngập nước, đất sét, có tầng đất nông không thích hợp cho cây cà phê nhưng nhiều hộ gia đình vẫn chạy theo phong trào, chuyển đất màu sang trồng cây cà phê.

Cũng chính do mở rộng diện tích cà phê tự phát, không theo quy hoạch nên hàng năm cứ đến mùa khô, tỉnh Dak Lak luôn có hàng chục ngàn héc ta cà phê bị khô hạn, chết khô không những làm giảm từ 30% sản lượng cà phê nhân trở lên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất từ 2 đến 3 vụ tiếp theo, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng của bà con nông dân.

Ngay trong mùa khô năm 2011 vừa qua, tỉnh Dak Lak đã có trên 10.000 héc ta cà phê trồng ở những vùng xa nguồn nước, hoặc không chủ động được nguồn nước đã bị khô hạn, thiếu nước tưới làm giảm năng suất, sản lượng; trong đó, có trên 3.164 héc ta cà phê mất trắng, hoặc thu hoạch không đáng kể.

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới