Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chống dịch bệnh: y tế thôi chưa đủ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chống dịch bệnh: y tế thôi chưa đủ

Lê Minh Tiến

(TBKTSG) – Có thể nói cho đến lúc này, theo đánh giá của nhiều nước, Việt Nam đang ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid-19 khi mà số lượng người nhiễm vẫn ở mức thấp và chưa có ai tử vong. Việc chú trọng các biện pháp y học trong phòng chống dịch bệnh tất nhiên phải được ưu tiên hàng đầu, nhưng như vậy cũng chưa đủ.

Chống dịch bệnh: y tế thôi chưa đủ
Hành khách làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7-3. Ảnh: TTXVN

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mỗi khi dịch bệnh xuất hiện, nó không chỉ gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng con người hay tổn hại về kinh tế. Nó còn gây ra những hệ lụy về tâm lý-xã hội trong và sau các trận dịch bệnh.

Chẳng hạn, nghiên cứu do Tine Van Bortel đứng đầu đã chỉ ra những hệ quả tâm lý-xã hội trong ngắn hạn lẫn dài hạn mà dịch bệnh Ebola gây ra, như sự căng thẳng, sợ hãi, lo lắng của các cá nhân lẫn cộng đồng; việc bị kỳ thị hay bị loại trừ; mặc cảm tội lỗi khi bị xem là nguồn lây nhiễm bệnh; cả những hoang mang, lo lắng cho sự đứt gãy các hoạt động văn hóa, giáo dục… (https://www.who.int/bulletin/volumes/94/3/15-158543/en/).

Nói một cách cụ thể hơn, trong những cơn đại dịch, có hai nhóm người gặp nhiều vấn đề tâm lý nhất, đó là nhóm người bị nhiễm bệnh và gia đình của họ và nhóm bác sĩ, y tá trực tiếp chăm sóc, chữa trị bệnh. Số người nhiễm bệnh càng tăng, số người bệnh tử vong càng cao thì áp lực, căng thẳng càng lớn.

Cũng vì nhận thấy những hệ quả tâm lý – xã hội rất lớn từ dịch bệnh nên ở Trung Quốc đang có hàng trăm đường dây nóng do các trường đại học, chính quyền địa phương và các tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần được thành lập nhằm mang đến sự trợ giúp tâm lý. Ở Mỹ, dù dịch bệnh chưa trầm trọng nhưng cũng đã được chuẩn bị sẵn đường dây nóng tư vấn tâm lý.

Theo tôi, Việt Nam cũng cần nhanh chóng có những trợ giúp về mặt tâm lý. Chúng ta hiện có khá nhiều trường đại học có khoa Tâm lý học với hàng chục thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư chuyên ngành nhưng cho tới nay vẫn chưa có đường dây nóng hỗ trợ tâm lý nào cho người dân. Đây là một thiếu sót lớn, bởi càng ít người hoảng sợ, công cuộc phòng chống dịch bệnh sẽ càng có điều kiện đạt hiệu quả cao hơn.
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới