Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chủ tịch NH Đệ Nhất là chủ tịch NH SCB mới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chủ tịch NH Đệ Nhất là chủ tịch NH SCB mới

Thanh Thương

Chủ tịch NH Đệ Nhất là chủ tịch NH SCB mới
Giao dịch tại Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, một trong 3 ngân hàng hợp nhất. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Bà Nguyễn Thị Thu Sương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã được bầu làm chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Sài Gòn sau hợp nhất. Đây là một trong những nội dung được thông qua tại Đại hội cổ đông ngân hàng hợp nhất SCB ngày hôm qua, 23/12, theo thông cáo báo chí của đơn vị này.

>>Ngân hàng hợp nhất sẽ có vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng

Đại hội đồng cổ đông của SCB đã thông qua cơ cấu nhân sự, kế hoạch và định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo đó, ngân hàng hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm của 3 ngân hàng là TMCP cổ phần Sài Gòn (SCB), Đệ Nhất (Ficombank) và Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) trong việc thực hiện thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết ngày 6-12.

Ngân hàng hợp nhất được quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước, BIDV xem xét cho vay khoản vay đặc biệt theo điều 151 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đủ để đảm bảo yêu cầu thanh khoản.

Đại hội đã thông qua bầu HĐQT mới nhiệm kỳ 2011 – 2017 gồm 9 thành viên gồm bà Nguyễn Thị Thu Sương (Chủ tịch Ficombank); ông Đinh Văn Thành (Phó Chủ tịch Ficombank); ông Trần Thuận Hòa (thành viên HĐQT Ficombank); ông Uông Văn Ngọc Ẩn (Phó Chủ tịch Ficombank); ông Võ Thành Hùng (Chủ tịch HĐQT của CTCP An Phú) ; ông Vũ Văn Thành (Chủ tịch TinNghia Bank); ông Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT SCB); ông Phan Vĩ Dân (thành viên HĐQT SCB).

Và thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Phương Loan ( thành viên HĐQT độc lập SCB). Ông Uông Văn Ngọc Ẩn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc.

Cổ đông cũng ủy quyền cho HĐQT được quyết định một số vấn đề cơ chế chính sách hoạt động kinh doanh. Cụ thể như quyết định các vấn đề cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của SCB, việc thành lập công ty con, các vấn đề liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần hoặc rút vốn đầu tư tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều của SCB. Ngoài ra, cổ đông cũng ủy quyền cho HĐQT quyết định các vấn đề về đầu tư, mua, bán tài sản của SCB có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của SCB.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới