Thứ Sáu, 27/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Chưa nhiều doanh nghiệp tận dụng ESG để tiếp cận vốn ngoại

Minh Anh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Việc chủ động thực hành báo cáo thông tin ESG (Môi trường, xã hội và quản trị) giúp doanh nghiệp niêm yết tăng cơ hội tiếp cận đến quỹ ESG toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp có thông tin và đánh giá mức độ thực hành tiêu chí này.

Mới 3% doanh nghiệp niêm yết có đánh giá thực hành ESG

Tại hội thảo IR View chủ đề “Xanh hóa” chuỗi cung ứng diễn ra ngày 24-9 do Tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống (FiLi) tổ chức, nhiều chuyên gia doanh nghiệp đã nhìn nhận rõ về thực trạng này.

Theo bà Bùi Thị Thao Ly, Giám đốc Trung tâm Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) cho biết, gần đây SSV nhận được nhiều câu hỏi về thực hành ESG, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức quốc tế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá, sàng lọc về ESG,… để đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng về xu hướng này.

Thống kê tại châu Á, nhu cầu đầu tư, các quỹ đầu tư ESG tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tổng tài sản có quy mô lên đến 58.000 tỉ đô la Mỹ, gấp hơn 10 lần so với thời điểm 10 năm tước.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực, với chỉ một quỹ đầu tư ESG, thấp hơn các nước lân cận như Malaysia hay Thái Lan vốn đang bùng nổ rất mạnh trong những năm gần đây.

Những sáng kiến được ghi nhận như công bố báo cáo phân tích bền vững trở thành tiêu chí bắt buộc, hoặc có những chiến lược rất cụ thể để công bố thông tin mang tính định lượng như dữ liệu về lượng khí thải, mục tiêu giảm lượng khí thải. Bên cạnh đó là những chính sách mới như giảm thuế cho các quỹ đầu tư ESG cũng như nhà đầu tư trung gian trên thị trường.

Với thực trạng đó, SSV đã nghiên cứu và nhìn nhận rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng dữ liệu ESG có lẽ là rào cản lớn với các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Hiện tại chỉ có 3% các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có thông tin về các phân tích, đánh giá mức độ thực hành ESG. Có 44% doanh nghiệp Việt Nam cam kết thực hiện và có kế hoạch thực hiện ESG. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang rất coi trọng về vấn đề xếp hạng quản trị.

Theo bà Ly, dù số lượng quỹ đầu tư ESG tại Việt Nam còn chưa nhiều nhưng đã có những doanh nghiệp niêm yết thu hút rất nhiều quỹ đầu tư ESG trên toàn cầu. Ví dụ điển hình như Vinamilk thu hút được 300 quỹ nước ngoài, trong đó có đến 126 quỹ đầu tư ESG. Từ đó cho thấy việc chủ động thực hành báo cáo thông tin ESG giúp doanh nghiệp niêm yết tiếp cận đến quỹ ESG toàn cầu với quy mô lớn, ước tính 30.000 tỉ đô la Mỹ năm 2025 và lên đến 40.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2050.

Ngoài thu hút đầu tư còn là nâng cao giá trị hình ảnh, năng lực cạnh tranh, thu hút và giữ chân nhân tài là những động lực thôi thúc doanh nghiệp thực hành báo cáo phát triển bền vững.

Theo SSV, mới có 3% các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có thông tin về các phân tích, đánh giá mức độ thực hành ESG

Thực hành ESG ngày càng được chú trọng 

Cũng tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ hành trình ESG của đơn vị. Điển hình như ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn PAN cho biết sau khi Chính phủ cam kết đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại sự kiện COP26 đã dẫn tới nhiều sự thay đổi liên quan tới chính sách, đòi hỏi sự thay đổi của doanh nghiệp. Đáng chú ý, nhờ tầm nhìn luôn chú trọng tới phát triển bền vững, PAN Group đã có sự chuẩn bị.

Cụ thể, năm 2015, Liên hợp quốc chính thức đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Các doanh nghiệp căn cứ vào đó để đưa ra các mục tiêu gắn với hoạt động kinh doanh của mình. Theo đó, PAN đưa ra 9 mục tiêu liên quan tới nông ngiệp thực phẩm, trong đó có các mục tiêu liên quan tới tiêu dùng, sản xuất và chuỗi cung ứng bền vững.

Các tiêu chí đó xác định trên cấu trúc quản trị của Tập đoàn. Để làm được điều đó, PAN Group phải xác lập hệ thống quản trị bền vững, chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Từ 2015, PAN Group bắt đầu đưa ra phát triển bền vững tách biệt và chỉ là một trong số ít doanh nghiệp làm điều đó. Việc đó giúp công ty tiếp cận tốt đến nhà đầu tư quốc tế.

“Với các doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi đề nghị họ phát hành các báo cáo phát triển bền vững. Với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì cũng phải có giải trình, báo cáo nội bộ. Nếu khách hàng hỏi thì phải có số liệu minh bạch để trả lời”, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn PAN cho biết.

Tương tự, ông Trần Vũ Hiền, Giám đốc khối Tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu chia sẻ, thời điểm ông Trần Hùng Huy bắt đầu nhận vai trò Chủ tịch HĐQT ACB đã thực hiện khảo sát về mức độ quan tâm của các nhân viên về môi tường, nhưng 90% câu trả lời nhận về là không quan tâm. Nhưng gần 10 năm qua, ACB đã dần thành công trong việc thay đổi quan điểm này.

Trong các chuyến đi chơi, teambuilidng,… nhân viên ACB luôn hướng đến các hoạt động bảo vệ môi trường như dọn sạch bãi biển, trồng thêm cây xanh,… hay trong hoạt động hàng ngày, ACB từng bước xanh hóa thông qua việc không sử dụng chai nước nhựa, không xả rác thải nhựa, thảm trải trong văn phòng đều làm từ lưới đánh cá tái chế, cửa kính tiết kiệm năng lượng.

Trong tương lai, ACB muốn được cùng tất cả cổ đông, đối tác, ngân hàng bạn cùng làm ESG. Theo đó, ACB có gói tín dụng xanh triển khai đầu năm nay hơn 2.000 tỉ đồng và đã giải ngân hết, dự kiến sẽ gia hạn thêm để giúp các khách hàng của ACB tiếp tục chuyển đổi xanh.

Gói tín dụng này không chỉ dành cho các doanh nghiệp xanh, mà còn hướng đến các doanh nghiệp, lĩnh vực chưa xanh để hướng đến xanh hơn, như cải thiện hệ thống xử lý nước thải, không khí, đưa vào dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn. Các doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí xanh của ACB có thể được vay vốn ưu đãi.

“ACB không tham vọng là ngân hàng dẫn đầu về ESG. ACB hy vọng sẽ trở thành niềm cảm hứng để tất cả cùng làm”, ông Hiền chia sẻ.

Tôn vinh doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR xuất sắc nhất năm 2024

Lễ Vinh danh IR Awards 2024 được tổ chức nhằm công bố kết quả Bình chọn IR và tôn vinh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR xuất sắc nhất.

Những doanh nghiệp dẫn đầu về hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) trong tổng số 708 doanh nghiệp niêm yết đã chính thức được công bố tại Lễ vinh danh IR Awards 2024.

Các hạng mục được vinh danh (chia theo quy mô vốn hóa), bao gồm Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất 2024 và Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất 2024.

Đây là những doanh nghiệp niêm yết tuân thủ hoạt động công bố thông tin, có quản trị chiến lược, truyền thông tài chính minh bạch, đạt được hiệu quả giao tiếp giữa doanh nghiệp, cộng đồng tài chính cùng các thành phần khác, góp phần đưa chứng khoán công ty đạt được mức định giá hợp lý, giá trị doanh nghiệp được tối

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới