(KTSG Online) - Hôm Chủ nhật (19-3), NZZ, một trong những tờ báo lớn nhất của Thụy Sĩ, đăng hình trụ sở của Credit Suisse (CS), nhà băng 167 năm tuổi đời, chìm trong ngọn lửa, cùng với dòng tít “Những những ngày cuối cùng của Credit Suisse ”. Hình ảnh đó cũng là phép ẩn dụ cho sự bối rối và kinh hoàng mà cú sụp đổ nhanh chóng của CS gây ra ở đất nước có danh tiếng ổn định và là nơi đấu tư an toàn như Thụy Sĩ.
- UBS mua Credit Suisse với giá hơn 3 tỉ đô la trong thương vụ giải cứu lịch sử
- Ngân hàng Credit Suisse khẩn cấp vay 54 tỉ đô để củng cố thanh khoản
Cổ đông của CS lỗ nặng
Sau nhiều ngày chạy đua đàm phán dưới sự trung gian chính phủ Thụy Sĩ, CS chấp nhận sáp vào vào đối thủ lớn hơn trong nước là ngân hàng UBS, có trụ sở chính nằm gần tòa nhà chính của CS tại quảng trường Paradeplatz ở trung tâm tài chính của thành phố Zurich.
Với số phận của CS dường như đã an bài sau nhiều năm nhà băng này trải qua các bê bối, đấu đá nội bộ và đầu tư sai lầm, Thụy Sĩ, một quốc gia luôn tự hào về sự trật tự và ổn định, đang chịu những tổn thương về danh tiếng cũng như hậu quả kinh tế và chính trị tiềm ẩn.
Cụ sụp đổ chống vánh của CS cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ. Giới phân tích cho rằng lẽ ra, giới chức trách nên vào cuộc sớm hơn để giải quyết khủng hoảng trước khi mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Kern Alexander, giáo sư luật và tài chính của Đại học Zurich, nói: “Thụy Sĩ đã hứng một đòn giáng mạnh nữa vào danh tiếng về sự thận trọng, tính ổn định và năng lực quản lý tài chính. Đây là một ví dụ khác cho thấy quản lý yếu kém dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng và một cuộc khủng hoảng niềm tin mà chúng tôi kỳ vọng sẽ được ngăn chặn”.
Khi thông báo thương vụ sáp nhập UBS-CS, Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset nói rằng nếu để CS sụp đổ mất kiểm soát, điều này sẽ dẫn tới “những hậu quả không đong đếm được đối với đất nước và hệ thống tài chính quốc tế”.
Nhưng một hậu quả ngay lập tức sau thương vụ sáp nhập là hàng loạt nhân viên củc CS sẽ bị mất việc làm. Trước khi sụp đổ, CS đang trong quá trình cắt giảm khoảng 9.000 vị trí. Một nguồn tin cho biết số nhân viên bị sa thải sẽ còn lớn hơn sau khi UBS tiếp quản CS.
UBS và CS sử dụng tổng cộng gần 125.000 nhân viên trên toàn thế giới vào cuối năm ngoái, với khoảng 30% ở Thụy Sĩ, vì vậy, sẽ có nhiều vai trò chồng chéo lên nhau.
Có lẽ thiệt hại nặng nề nhất có thể là danh tiếng của Thụy Sĩ như một nơi an toàn để đầu tư. Bất chấp những vụ bê bối trong nhiều năm liên quan đến tài khoản ngân hàng bí mật của các nhà độc tài, hoặc rửa tiền cho các trùm ma túy và những kẻ trốn thuế, các ngân hàng Thụy Sĩ vẫn giữ vững danh tiếng đó.
Nhưng bây giờ, đất nước đó cho phép một ngân hàng 167 tuổi sụp đổ, trong vòng vài ngày, với cái giá là nhiều việc làm bị mất mát và cổ đông của CS bị tổn thất lớn. Thương vụ sáp nhập UBS-CS được thực hiện theo hình thức hoán đổi cổ phiếu, định giá Credit Suisse ở mức 3 tỉ franc Thụy Sĩ, thấp hơn 60% giá trị vốn hóa của ngân hàng này vào thời điểm thị trường đóng cửa hôm 17-3. Ngân hàng quốc gia Saudi Arabia (SNB), cổ đông lớn nhất của CS, thua lỗ hơn 1 tỉ đô la. SNB đã đầu tư tổng cộng 1,4 tỉ franc Thụy Sĩ (1,5 tỉ đô la) để 9,9% cổ phần của CS. Như vậy, SNB mua mỗi cổ phiếu của CS với giá trung bình 3,82 franc. Theo thỏa thuận giải cứu, cổ phiếu của CS sẽ được quy đổi sang cổ phiếu của UBS dựa trên mức định giá 0,76 franc mỗi cổ phiếu.
Sự ra đi của một tên tuổi gắn liền với lịch sử Thụy Sĩ
Chỉ có 30 ngân hàng trên thế giới được coi là có vai trò quan trọng về mặt hệ thống trên toàn cầu. UBS và CS của Thụy Sĩ là hai trong số đó. Điều này có nghĩa là Thụy Sĩ có nhiều hoạt động ngân hàng hơn những quốc gia có quy mô kinh tế tương đương . CS và UBS cùng nắm giữ 1,6 nghìn tỉ franc Thụy Si (1,7 nghìn tỉ đô la) tài sản, gần gấp đôi GDP của đất nước.
Chính phủ Thụy Sĩ đã nỗ lực mô tả thỏa thuận sáp nhập giữa hai nhà băng lớn nhất nước là một sự tiếp quản. Nhưng nhiều chuyên gia gọi đó là là một cuộc giải cứu. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã đồng ý cung cấp một khoản vay lên tới 100 tỉ franc Thụy Sĩ để hỗ trợ thanh khoản cho UBS sau thương vụ này. Chính phủ Thụy Điển cũng cam kết bù lỗ lên đến 9 tỉ đô la ở một số tài sản nhất định của Credit Suisse để giảm rủi ro cho UBS. Người dân Thụy Sĩ có thể sẽ lo lắng về việc giới chức trách sử dụng ngân sách để hỗ trợ thương vụ sáp nhập này.
“Bạn không thể quản lý những khiếm khuyết về văn hóa doanh nghiệp” Bộ trưởng Tài chính Karin Keller-Sutter nói khi ám chỉ đến các vụ bê bối tái diễn của CS.
Thụy Sĩ từng trải qua những cú sụp đổ doanh nghiệp lớn trước đây, đáng chú ý nhất là cú gục ngã của hãng hàng không quốc gia Swissair. Sau vụ tấn công khủng bố 11-9, Swissair phải dừng hoạt động và sau đó được hồi sinh với tên gọi Swiss, hiện là đơn vị thành viên của hãng hàng không Deutsche Lufthansa của Đức. UBS cũng nhận được gói giải cứu của chính phủ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Vụ giải cứu này vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi ở Thụy Sĩ.
Sự sụp đổ của CS là kết quả của sự điều hành thất bại của các nhóm lãnh đạo kế tiếp nhau. Việc UBS tiếp quản CS đánh dấu khả năng xóa bỏ vĩnh viễn một một cái tên phát triển song hành với lịch sử Thụy Sĩ. Nhà nước liên bang Thụy Sĩ được thành lập năm 1848. Ngân hàng tiền thân của Credit Suisse ra đời 8 năm sau đó.
“Đó là một tình huống độc đáo khi chúng tôi có người khổng lồ tài chính đối đầu nhau hàng ngày trên khắp quảng trường Paradeplatz ở thành phố Zurich. Sự cạnh tranh lâu đời giống như sự kình địch của hai đội bóng chày Red Sox và Yankees (Mỹ) hay Coke-Pepsi hay Mỹ-Nga. Và bây giờ sẽ chỉ còn lại một người. Chắc chắn đó sẽ là một cảm giác lạ lùng ở Zurich”, Jared Bibler, cựu giám đốc điều hành của Sở giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ, nói.
Theo Bloomberg