JCB đầu tư chiến lược vào công ty Soft Space có trụ sở tại Malaysia cho thấy thương hiệu thanh toán hàng đầu Nhật Bản này đang dồn trọng tâm phát triển về thị trường Đông Nam Á. Và tất nhiên, Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài sự tác động của phương thức thanh toán mang giá trị tiên phong nêu trên.
Những nét chính trong cuộc hợp tác giữa JCB và Soft Space
“Gã khổng lồ” đến từ Nhật Bản JCB đã chính thức công bố hợp tác chiến lược với Soft Space công ty thanh toán kỹ thuật số tiên phong ở ASEAN cung cấp các giải pháp thanh toán sáng tạo, có trụ sở tại Malaysia. JCB đã đầu tư khoảng 5 triệu đô la Mỹ vào Soft Space cùng một loạt dự án hợp tác kinh doanh khác nhằm khai thác tối ưu thế mạnh của mô hình FinTech và các dịch vụ về công nghệ. Đây là một phần của đợt tài trợ đầu tiên đang được triển khai cho Soft Space cùng với các khoản đầu tư khác trong tương lai.
Quan hệ đối tác chiến lược với Soft Space cũng nhằm mục đích khai thác sự hiệp lực giữa hai bên; bao gồm việc mở rộng mạng lưới thương nhân của JCB, thiết lập các giải pháp phát hành thẻ và cung cấp các giải pháp tiếp thị khách hàng. Bên cạnh đó, các lĩnh khác hợp tác khác bao gồm: Hệ thống đơn lẻ cho phép người dùng lập kế hoạ chỗ, đặt chỗ, thanh toán cho tất cả dịch vụ riêng lẻ cần thiết Mobility-as-a-service (MaaS); Cổng thanh toán; Phương thức thanh toán theo nhu cầu dựa trên những gì đăng ký để phát hành thẻ ID Cards-as-a-service (CaaS); White Label Service; Dịch vụ nền tảng API và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Cả Soft Space và JCB đều cam kết đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt ở cả Malaysia và Đông Nam Á bằng cách sử dụng các công nghệ fintech tiên tiến và cạnh tranh, từ đó thiết lập mối liên kết giữa người tiêu dùng Nhật Bản với Đông Nam Á.
JCB sở hữu và vận hành một trong những hệ thống thanh toán lớn nhất ở Nhật Bản. Hiện đơn vị này đang hỗ trợ khoảng 37 triệu thương gia và hơn 140 triệu chủ thẻ trên khắp thế giới. Trong cuộc hợp tác chiến lược này với Soft Space, JCB cho thấy tầm nhìn thức thời của mình, không chỉ góp phần vào sự phát triển mảng dịch vụ thanh toán điện tử tại Đông Nam Á, giúp cho sự lưu thông kinh tế trở nên tiện ích hơn, mà đây còn chính là “đòn bẩy" để JCB khẳng định sức ảnh hưởng mang tính toàn cầu của mình.
Nhận định về sự tác động với thị trường Việt Nam
Thời gian gần đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, người trẻ ngày càng có xu hướng hạn chế cầm nhiều tiền mặt trong người và thích… chuyển khoản. Để đáp ứng nhu cầu ấy, ngay cả việc ăn sáng uống cà phê tại các hàng quán truyền thống, những nơi này cũng đã để sẵn số tài khoản để khách hàng có thể “bắn tiền”. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của các nền tảng thương mại điện tử dẫn đến thói quen mua sắm của người trẻ khác biệt với thế hệ trước, giúp Việt Nam đứng vào hàng ngũ các thị trường lớn và tiềm năng cho lĩnh vực thanh toán thương mại điện tử tại khu vực này gồm có Indonesia (83 tỉ đô la Mỹ), Việt Nam (29 tỉ đô la Mỹ) và Thái Lan (24 tỉ đô la Mỹ).
Với sự đầu tư chiến lược của JCB vào Soft Space nhằm ra đời những dịch vụ tối ưu, hiện đại trong việc thanh toán điện tử. Sự thay đổi tích cực về mặt công nghệ sẽ dẫn tới sự thay đổi đa khía cạnh. Với sự phát triển công nghệ ở các cổng thanh toán tiện ích, cùng đa dạng mô hình thẻ, thanh toán nhanh trên thiết bị di động… Những yếu tố này tích hợp vào trong những vật dụng thường ngày mà người dân sử dụng, từ đó khiến sự thích nghi với phương thức thanh toán mới trở nên tự nhiên, đơn giản và nhanh chóng. Sự tác động đó sẽ càng gia tăng tỷ lệ ưa chuộng giao dịch điện tử ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Để tiến tới một quốc gia không tiền mặt, các trụ cột cần phải giải quyết đó là hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý và truyền thông. Khi JCB và Soft Space mang đến sự đột phá về công nghệ, ấy là khi sản phẩm đã hình thành rõ ràng, từ đó dễ dàng xây dựng pháp lý bảo vệ người tiêu dùng và phương thức truyền thông để người dân ở vùng sâu, vùng xa có thể hiểu và hoàn toàn tin tưởng. Từ đó sẽ dễ dàng thay đổi thói quen và hành vi thanh toán của người dân.
Xem chi tiết tại đây: https://www.global.jcb/en/press/2022/202201131200_alliance.html