Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đại biểu Quốc hội sốt ruột vì kinh tế trì trệ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đại biểu Quốc hội sốt ruột vì kinh tế trì trệ

Lan Nhi

Đại biểu Quốc hội sốt ruột vì kinh tế trì trệ
Chiều 29/5, Quốc hội yêu cầu Chính phủ giải trình về nợ đọng xây dựng cơ bản và thu chi ngân sách 5 tháng đầu năm. Ảnh: TTXVN

(TBKTSG Online)- “Cộng đồng doanh nghiệp đang mong đợi Quốc hội đưa ra những quyết sách để ngăn chặn suy giảm kinh tế”, đại biểu Trần Du Lịch và nhiều đại biểu khác bày tỏ sự sốt ruột và mong muốn Quốc hội, Chính phủ có nhiều giải pháp mạnh hơn để thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ như hiện nay.

Mở đầu ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng ngày 30-5 về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề cập đến vấn đề chênh lệch số liệu về tai nạn giao thông giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và báo cáo của Chính phủ.

Nhưng đây là cách mở đầu để đề cập đến các vấn đề khác của nền kinh tế: nợ công là bao nhiêu? “55% hay 95% GDP như báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội”? Ông Hiếu đặt câu hỏi. Và cho rằng thông tin về thị trường tài chính, tiền tệ mà Chính phủ cung cấp cho đại biểu chưa sát với tình hình thực tế.

Nợ xấu thực tế là bao nhiêu, vì các con số của ngân hàng thương mại, của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là rất khác nhau. Ông muốn biết nợ xấu sau khi NHNN thông báo hoãn Thông tư 02 về phân loại tài sản, trích lập dự phòng rủi ro. “Những con số cứ như tai nạn vậy”, ông Hiến bình luận. Và cho rằng nếu số liệu thống kê không đúng thì không thể đưa ra những chủ trương, quyết sách đúng được.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2013 dự kiến còn diễn biến xấu hơn dù Chính phủ đã có một số giải pháp điều hành quyết liệt từ năm ngoái. Ông Vinh cho rằng, xử lý nợ xấu chỉ riêng ngành ngân hàng làm thì không đủ và không phải cứ muốn là xử lý ngay được. Ông đề nghị phải có sự vào cuộc của nhiều ngành có liên quan. Do dư địa tài khóa không còn nhiều, “Chính phủ phải có những giải pháp kích cầu đầu tư, khôi phục niềm tin cho thị trường”, ông Vinh đề xuất.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị phải có biện pháp thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, như phát hành trái phiếu. Ông Nghĩa dẫn chứng sự chậm trễ của Chính phủ như việc ban hành Nghị quyết 02 về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, nhưng không ăn thua vì các khó khăn mấu chốt của ngành bất động sản vẫn chưa được giải quyết. Ông nói tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng triển khai quá chậm trong khi “càng kéo dài càng thoi thóp”. Ông đề nghị mạnh dạn thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp nhà nước và điều chuyển cho các lĩnh vực cần thiết khác của nền kinh tế nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nói, trong nền kinh tế hiện nay, sợ nhất là tâm lý im lặng và dò xét, tâm lý chờ đợi trong cộng đồng doanh nghiệp, sự ngờ vực trong các giải pháp điều hành. Ông Đáng đề xuất việc kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một nhưng vẫn cần tăng trưởng hợp lý, nhất là tăng cường giải ngân vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang dở dang, giải ngân cho doanh nghiệp để tìm lối thoát.

Chung tư tưởng cần những giải pháp như trên, đại biểu Trần Du Lịch (TPCHM) nhắc thêm: “Cộng đồng doanh nghiệp đang mong đợi Quốc hội đưa ra những quyết sách ngăn chặn tốc độ suy giảm kinh tế, vực dậy thị trường”. Ông cho rằng lạm phát hiên nay không còn là “con ngựa bất kham” nữa, nên đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ hơn. Ông Lịch cho rằng phải xây dựng một chương trình trung hạn cho hai năm rưỡi còn lại của kế hoạch 5 năm, đề ra những chính sách gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 6%/năm mới vực dậy được kinh tế và chuyển sang tư thế chủ động với lạm phát.

Ông Lịch đề nghị phải nâng trần bội chi ngân sách qua mức 4,8% như quy định hiện hành để xử lý được nợ đọng cơ bản, trong điều kiện nguồn vốn tín dụng còn hạn chế. “Tôi biết đây là quyết định rất khó khăn nhưng cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi các quyết định của Chính phủ và Quốc hội”, ông Lịch nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới