Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp KCX bức xúc về thuế, hải quan

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp KCX bức xúc về thuế, hải quan

Quốc Hùng

Doanh nghiệp KCX bức xúc về thuế, hải quan
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đang giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận – Ảnh: Quốc Hùng

(TBKTSG Online) – Vấn đề thuế chưa rõ ràng, thủ tục hải quan còn chậm trễ, lao động đình công bỏ việc… là những nỗi lo và bức xúc của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, TPHCM hiện nay.

Điều này được các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận phản ánh tại buổi làm việc của lãnh đạo TPHCM và các sở ngành có liên quan vào ngày 19-7.

"Nóng" về thuế

Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong KCX Tân Thuận là trên 10 năm thậm chí có doanh nghiệp hoạt động 15-17 năm. Tuy nhiên, tại buổi gặp gỡ lãnh đạo TPHCM nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại KCX này phản ánh họ không biết doanh nghiệp họ hiện phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Là doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, nên các doanh nghiệp hoạt động trong KCX được cấp phép trước đây được hưởng nhiều chính sách về thuế ưu đãi đặc biệt. Thế nhưng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các cam kết về ưu đãi đó bị loại bỏ dần. Nhưng do cơ quan thuế chưa hướng dẫn cụ thể hoặc hướng dẫn chưa kỹ nên nhiều doanh nghiệp hoạt động trong KCX hiện nay còn rất mơ hồ, vẫn chưa biết doanh nghiệp mình phải chịu mức thuế thu nhập như thế nào. Nhiều doanh nghiệp cho biết không yên tâm sản xuất về việc này.

Ông Suzuki Masanori, Tổng giám đốc Công ty Juki Việt Nam, cho biết công ty hoạt động tại KCX Tân Thuận từ năm 1994 với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%. Theo cam kết WTO của Việt Nam, từ năm 2012 thì Juki sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên do chưa hướng dẫn cụ thể nên hiện nay Juki không biết phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Trường hợp này không chỉ xảy ra đối với Juki mà nhiều doanh nghiệp khác đang hoạt động trong KCX Tân

Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất- Khu công nghiệp TPHCM (Hepza), cũng nói rằng vấn đề thuế đang là nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo ông Hòa, hiện Hepza đã tập hợp ý kiến của doanh nghiệp báo cáo lên Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.

Thuận hiện cũng đang gặp phải như Công ty Towa, Công ty Viet Long hay Công ty MTEX Việt Nam… Theo Juki, mặc dù cùng hoạt động trong KCX Tân Thuận nhưng mỗi doanh nghiệp đang được áp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức khác nhau.

Tại buổi gặp trên, những vướng mắc này của doanh nghiệp cũng được đại diện Cục Thuế TPHCM giải thích và giới thiệu các văn bản hưởng dẫn đi kèm cùng với điều kiện giấy phép đầu tư của mỗi doanh nghiệp sẽ có mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết vẫn chưa hiểu rốt cuộc công ty mình phải chịu mức thuế nào mặc dù trước đó đã đọc kỹ tất cả các văn bản hướng dẫn mà vị đại diện Cục Thuế đưa ra yêu cầu doanh nghiệp tham khảo.

Cũng liên quan đến vấn đề thuế, Công ty TNHH Bao bì Nhật Bản (JPT) cho rằng họ đang bị đánh thuế bảo vệ môi trường cho túi ni lông chưa hợp lý. Bà Trần Thị Minh Hương, Trưởng phòng kinh doanh của công ty phản ánh, công ty bà trước đây chủ yếu nhập khẩu túi ni lông để sản xuất rồi xuất khẩu không phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Nhưng, do muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cũng như giảm giá thành sản xuất, JPT đã mua nguyên liệu ni lông trong nước sản xuất thì bị đánh thuế môi trường dẫn đến sản phẩm khó cạnh tranh.

Theo bà Hương, toàn bộ sản phẩm làm ra của JPT xuất khẩu đi nước ngoài, thì túi ni lông đó đâu có còn ở Việt Nam để gây ô nhiễm môi trường thì tại sao cơ quan thuế Việt Nam phải đánh thuế này.

Cơ quan thuế giải thích rằng về quy định sản phẩm JPT làm ra xuất khẩu hoàn toàn thì không phải chịu thuế môi trường túi ni lông, nhưng nhà cung cấp túi ni lông nội địa cho JPT phải chịu thuế. Bà Hương cho rằng, điều này chẳng khác nào JPT chịu thuế môi trường này vì khi nhà cung cấp túi ni lông cho công ty chịu thuế thì doanh nghiệp này cũng phải đưa phí thuế đó vào giá thành sản phẩm để cung cấp cho JPT. Với cách tính này, bà Hương cho rằng không khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu mua nguyên phụ liệu trong nước bởi thuế bảo vệ môi trường cho túi ni lông này hiện bị đánh rất cao.

Đến Hải quan

Ông Suzuki Masanori (phải), Tổng giám đốc Công ty Juki Việt Nam đang nêu các vướng mắc của công ty mình – Ảnh: Quốc Hùng

Bên cạnh thuế, vấn đề thủ tục hải quan vẫn là một trở ngại lớn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX Tân Thuận.

Ông Suzuki Masanori của Juki cho rằng việc Hải quan áp dụng thông quan điện tử đã giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc giảm lượng giấy tờ trình ký, nhưng phần mềm khai báo thông quan điện tử này lại đang gây trở ngại cho Juki. Cụ thể do muốn giảm giá thành chi phí, Juki đã mua nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, nên khi thay đổi mã số nguyên liệu nhập khẩu thì Hải quan lại yêu cầu phải thay đổi mã số thành phẩm. Nhưng theo ông Suzuki mã số thành phẩm là do khách hàng quy định, công ty không thể tự ý thay đổi được.

Tương tự, vấn đề cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mặc dù Cục Hải quan TPHCM cho biết đã được cải thiện, cấp trong ngày cho doanh nghiệp với 4 tiếng đồng hồ nếu vận chuyển bằng đường hàng không và 8 tiếng bằng các phương tiện khác, nhưng theo Juki thì hiện nay họ mất đến 3 ngày. Với việc chậm trễ này đẫn đến việc thông quan chậm trễ, làm mất cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp…

Và các rào cản khác

Ông Yutaka Watanabe, CEO của Công ty Towa Industrial (Vietnam) Co., Ltd, thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật tại TPHCM, cho biết công ty ông hoạt động ở KCX Tân Thuận từ năm 1996 và vừa mới mở thêm nhà máy thứ ba tại đây. Điều này, theo ông Yutaka, việc kinh doanh của công ty ông ở Việt Nam đang tiến triển.

Tuy nhiên, ông Yutaka cho rằng có nhiều điều mà hiện ông và nhiều doanh nghiệp Nhật khác đang lo lắng. Nhiều người lao động đã phân tâm vì giá cả các mặt hàng tiêu dùng lên cao, gây không ít khó khăn cho công ty ông. Nhìn thấy điều này, mặc dù Towa đã cố gắng hỗ trợ cho người lao động như trợ cấp thêm tiền cho người lao động ở trọ, nhưng cũng không thấm vào đâu vì chủ các nhà trọ cũng tăng tiền cho thuê nhà lên rất cao.

Vấn đề cúp điện, thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ, khó cạnh tranh vẫn là những thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp Nhật  lo lắng, ông Yutaka chia sẻ. Mặt khác, việc tăng giá điện, giá nước trong thời điểm hiện nay theo một số doanh nghiệp là tạo thêm không ít khó khăn cho họ…

Những thắc mắc trên được Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà chỉ đạo các sở ngành giải đáp và hướng dẫn sớm cho doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới