Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ chuyển từ BOT sang đầu tư công

Lan Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Thủ tướng chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn I) từ hình thức đầu tư dự kiến là BOT chuyển sang đầu tư công (PPP) để tăng nhanh khả năng kết nối trên hành lang vận tải đông đúc này.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, dự án đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg  ngày 23-9-2021 theo phương thức đối tác công tư (PPP). Trong đó mức vốn của nhà nước hỗ trợ dự án là 6.629/17.837 tỉ đồng (chiếm khoảng 33,7% tổng mức đầu tư), thời gian thu hồi vốn 17 năm.

Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư dự án theo phương thức PPP trong bối cảnh hiện nay chưa thể khẳng định chắc chắn triển khai thành công do còn phụ thuộc vào thị trường, đặc biệt là khả năng huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trường hợp triển khai không thành công sẽ kéo dài thời gian hơn 9 – 22 tháng, trong khi dự án cần phải hoàn thành sớm để kết nối đồng bộ các công trình giao thông trọng yếu trong khu vực.

Do đó, để đầu tư sớm được dự án cao tốc này, Bộ GTVT gửi kiến nghị tới Thủ tướng chuyển đổi hình thức đầu tư dự kiến từ BOT sang sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025. Nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỉ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).

Hàng loạt các tuyến cao tốc mới ở miền Đông Nam Bộ được trình lên bàn Thủ tướng để đầu tư khai thác
Ảnh: Bộ GTVT

Trong đó: (1) Đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỉ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15. (2) Sử dụng khoảng 3.500 tỉ đồng nguồn vốn NSNN của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15. (3) Phần còn lại 5.410 tỉ đồng kiến nghị bố trí từ nguồn vốn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Khoản chi 14.270 tỉ đồng sẽ giúp hoàn thành khoảng 805 tổng mức đầu tư giai đoạn 2021-2025. Phần còn lại khoảng 3.567 tỉ đồng chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 – 2030.

Tổng chiều dài toàn tuyến cao tốc là 53,7 km. Điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Biên Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tại Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc địa phận thành phố Bà Rịa.

Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả  đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 – 6 làn xe. Cụ thể: Đoạn từ điểm đầu dự án đến nút giao với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây có quy mô 4 làn xe cao tốc (quy mô quy hoạch 6 làn xe). Đoạn từ nút giao với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có quy mô 6 làn xe cao tốc (quy mô quy hoạch 8 làn xe). Đoạn từ nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đến điểm cuối dự án có quy mô 4 làn xe cao tốc (quy mô quy hoạch 6 làn xe).

Tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ khoảng 519,64 ha. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.837 tỉ đồng giảm so với Quyết định số 1602/QĐ-TTg do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới