Chủ Nhật, 5/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Giá chào cà phê robusta cao kỷ lục

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giá chào cà phê robusta cao kỷ lục

Nguyễn Quang Bình

(TBKTSG Online) - Giá cà phê nhân nội địa đang nhích dần lên từ đầu tuần đến nay. Hôm nay 3/8, trên các tỉnh Tây Nguyên, giá tăng thêm 500 đồng để đạt mức 46.500 đồng/tấn. Như vậy, từ đầu tuần đến giờ, giá nhân xô lấy thêm được 800 đồng/kg. Giao dịch hàng trao tay vẫn rất chậm do người còn giữ hàng đang ngóng giá trên 50.000 đồng.

Giá chào FOB cho robusta cao song vẫn rẻ so với arabica - Nguồn: tác giả tổng hợp

Như thế, so với giá đóng cửa thị trường kỳ hạn (TTKH) robusta Liffe, giá nội địa sáng nay có mức cộng trên Liffe là gần 145 đô la/tấn. Hàng chào xuất khẩu FOB cho giao ngay và giao xa vẫn chưa thấy động tĩnh từ phía các nhà xuất khẩu Việt Nam dù nhiều hãng kinh doanh bắt đầu dò hỏi đòi mua cho giao hàng vụ mới.

Hôm qua, giá đóng cửa cơ sở tháng 9/2011 trên TTKH robusta Liffe tiếp tục dương 18 đô la đạt 2120 đô la/tấn và arabica Ice New York tăng 1,85 cts/lb hay 41 đô la/tấn chốt tại 243.20 cts/lb. Một số thông tin từ các tỉnh báo rằng một số thương lái bắt đầu mua “cà phê non” cho vụ mới với nhiều mức khác nhau, từ 30.000 – 40.000 đồng/kg cho giao hàng tháng 12/2011 và tháng 1/2012. So với các năm trước, có lúc chỉ cao chừng 27.000 – 28.000 đồng/kg, mức giá giao dịch “cà non” này cũng được xem là các mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Trong khi đó, các hãng kinh doanh (traders) đang chào bán FOB lọai 2, 5% đen bể giao hàng ngay ở các mức cộng 180 đến 200 đô la/tấn cho hàng Việt Nam và cộng 350 đến 400 đô la/tấn cho hàng chất lượng tương đương của Indonesia. Đây cũng là các mức giá chào FOB cho loại chất lượng này cao kỷ lục trong lịch sử ngành cà phê của cả thế giới dù trong 9 tháng đầu vụ 2011/12, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới tăng 16% so với cùng kỳ vụ trước.

Nếu như trước đây, khi còn bán qua các công ty trung gian vào đầu thập niên 1990, có khi giá chênh lệch hàng lọai 2,5% đen bể có lúc trừ trên 400 đô la/tấn dưới giá Liffe. Đến năm 2000, giá chênh lệch này cũng còn nằm ở mức âm sâu, có khi trừ 340 đến 260 đô la/tấn dưới giá TTKH dù ở các thời điểm này, sản lượng của nước ta chỉ dưới 1 triệu tấn mỗi năm. Từ 3 năm trở lại đây, thường giá chênh lệch từ đầu vụ có mức âm, có khi chỉ có mức bằng Liffe.

Giá chào bán FOB đạt mức cao kỷ lục như thế là nhờ:

1) Đầu cơ tài chính đã gom phần lớn lượng hàng sản xuất thừa vào trong tay, đưa một lượng hàng cực lớn lên lấy giấy chứng nhận chất lượng Liffe để làm “bửu bối” và không bán ra trên Liffe;

2) Giá loại 2 Liffe mức trừ 30 đô la/tấn dưới Liffe hiện nay không còn hấp dẫn nên họ sẽ ép người có nhu cầu mua ngòai Liffe và hệ quả hàng tồn kho Liffe (certs) sẽ giảm tiếp;

3) Dự kiến xuất khẩu từ Indonesia và Việt Nam giảm trong tháng 7/2011 và các tháng cuối vụ.

Riêng thông tin TBKTSG Online nhận được, Indonesia chỉ xuất khỏi cảng chừng 21.000 tấn trong tháng 7/2011, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2010. Dù dự kiến hàng Việt Nam xuất trong tháng 7/2011 chừng 60.000 tấn, dù con số này có cao hơn cũng chẳng ảnh hưởng nhiều, do chủ yếu hàng sẽ được xuất từ các kho ngọai quan và kho riêng của các hãng kinh doanh.

Hàng bán ra thực sự từ các nhà xụất khẩu của Việt Nam ít. Tuy giá chào FOB tăng cao, người cần hàng robusta vẫn phải mua vì giá chênh lệch giữa arabica và robusta tại 2 TTKH vẫn chênh nhau gần 2,5 lần, hay arabica hiện còn cao 3200 đô la/tấn trên giá robusta .

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới