Hai bài toán, một lời giải
Đặng Công Sang
Ứng dụng chạy trên đa nền tảng sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai, bởi nó thỏa mãn nhu cầu của người dùng sở hữu các nền tảng công nghệ khác nhau trước sự bùng nổ các thiết bị di động cùng với sự phát triển của điện toán đám mây.
Có thể nói việc bùng nổ điện thoại thông minh, máy tính bảng được xem là một trong những nguyên nhân hình thành xu hướng phát triển ứng dụng chạy trên đa nền tảng. Chỉ khoảng hai năm trở lại đây, thị truờng này đã thu hút nhiều ông lớn tham gia sau Apple như Samsung, LG, HTC… Tuy nhiên có thể thấy đằng sau sự cạnh tranh này cũng chính là cuộc chiến giành thị phần của các hệ điều hành mà mỗi phiên bản điều được xem là “con cưng” cùa các đại gia trong ngành công nghệ thông tin, có thể kế đến như IOS của Apple, Android của Google, Window Mobile của Microsoft…
Chính sự phân chia này đang khuyến khích các nhà phát triển cung cấp các ứng dụng đa nền tảng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng của từng thị phần riêng biệt. Và có lẽ động lực lớn nhất chính là lợi nhuận thu được cũng như danh tiếng nổi như cồn trên các chợ ứng dụng. Hiện tượng Angry Bird sau khi chinh phục Apple đã lấn sân sang cả Android, Palm Web OS, Window OS, MacOS [1]… có thể xem là điều khích lệ cho các nhà phát triển ứng dụng chạy trên đa nền tảng.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động trên sân nhà cũng đã lấn sang sân khách để tìm kiếm thêm khách hàng. Một ví dụ gần đây nhất là hãng bảo mật Kapersky Lab, sau thời gian phát triển trên Symbian và Window Mobile nay đã đổ bộ sang Android và BlackBerry [2].
Mặc dù việc phát triển ứng dụng đa nền tảng gặp rất nhiều khó khăn bởi tính phức tạp trong việc kết nối máy tính bảng với điện thoại thông minh, đồng thời có ý kiến cho rằng nhà phát triển đang thiên về Android cùng với IOS nhiều hơn [3], nhưng xu hướng này có thể vẫn chưa đến hồi kết vì các hãng công nghệ vẫn đang hối hả chạy đua trên thị trường này. Điển hình là Nokia, sau khi đánh mất thị trường điện thoại thông minh, đang có kế hoạch vực dậy danh tiếng một thời bằng nhiều cải cách, trong đó có cả việc thay hệ điều hành “con cưng” Symbian bằng Window Mobile [4].
Nguyên nhân thứ hai hình thành xu hướng ứng dụng đa nền tảng chính là sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây. Ngày nay, không chỉ riêng thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang nỗ lực xây dựng đám mây riêng cùng với kho các ứng dụng, dịch vụ đi kèm để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Trong tương lai gần, nguời dùng có thể truy cập vào tài nguyên, sử dụng các ứng dụng, dịch vụ mà không cần cài đặt thông qua Internet và để đáp ứng nhu của đa số khách hàng truy cập từ các nền tảng công nghệ khác nhau, các ứng dụng chạy trên đa nền tảng sẽ là lựa chọn hàng đầu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Câu hỏi phụ:
Đánh giá một trình duyệt tốt hay dở đã có các chuyên gia công nghệ trên thế giới, và dù kết quả đánh giá có nghiêng về Internet Explorer, Safari hay Opera cũng chưa chắc ảnh hưởng đến thị phần các trình duyệt mà còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích người dùng, thói quen sử dụng, phân khúc thị trường…
Tuy nhiên, việc xuất hiện của Opera làm tôi nhớ đến thị trường cước di động. Duới thời của hai ông lớn MobiFone và VinaPhone, khách hàng chưa bao giờ được xem là thượng đế. Cho đến khi S-Fone xuất hiện mang đến một làn sóng cuớc giá rẻ rồi lần lượt Viettel, Vietnam Mobile… tham gia vào thị truờng này, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết và lúc đó quyền lợi người tiêu dùng mới được quan tâm nhiều hơn: cước rẻ hơn, sóng tốt hơn, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn. Hiện nay khi thị trường đã dần ổn định, S-Fone vẫn đứng sau các ông lớn như Viettel,
Quay lại câu chuyện của các trình duyệt, có thể thị phần của Opera thấp hơn các ông lớn khác, có thể họ vẫn chưa hoàn hảo vể nhiều mặt nhưng cái cách mà hãng Opera Software ASA đang làm hướng về cộng đồng nhiều hơn, nơi người dùng đuợc đối xử như thượng đế khi đuợc quyền trải nghiệm các ứng dụng miễn phí tốt nhất mà không phải phụ thuộc vào bất cứ hệ điều hành, nền tảng công nghệ nào.
Điều này làm cuộc chiến chống độc quyền giữa các ông lớn và các hãng thứ ba trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể hy vọng nhờ cuộc cạnh tranh này nguời dùng của tất cả các hệ điều hành thuộc bất cứ nền tảng nào sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm các ứng dụng miễn phí tốt hơn, tối ưu hơn ngoài ứng dụng lướt web như hiện nay đến từ các hãng thứ ba.
Mặt khác, các ông lớn như Microsoft, Apple, Google… sẽ phải nỗ lực chăm sóc cho các ứng dụng miễn phí đi kèm nhiều hơn nếu không muốn người dùng của mình bị các hãng thứ ba như Opera Software ASA “cuỗm” mất. Có thể thấy kết quả cuộc chiến dù nghiêng về bên nào người dùng cũng đều được hưởng lợi nhiều nhất. Quả thật nếu điều đó xảy ra, rõ ràng những gì hãng phần mềm đến từ Na Uy đem lại cho cộng đồng người sử dụng Internet trên khắp thế giới có ý nghĩa lớn hơn một ứng dụng lướt web miễn phí chạy trên nhiều nền tảng công nghệ.
[1] http://www.tori.vn/thong-tin-tong-hop/tro-choi-angry-birds-vuot-moc-1-trieu-luot-tai-moi-ngay.html
[2]http://www.ictnews.vn/Home/An-toan-an-ninh-thong-tin/Gioi-thieu Kaspersky cho-Android-va-BlackBerry/2011/06/2MSVC9782839/View.htm
[3] http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2011/01/1223112/ung-dung-di-dong-qua-thoi-da-nen-tang/
[4]http://cafef.vn/2011062008258688CA32/nokia-quyet-gianh-lai-thi-phan-tai-chau-a.chn