Thứ năm, 5/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 10-2022: Bão lạm phát

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tình hình chiến sự ở Ukraine ngày càng leo thang, giá cả thị trường hàng hóa tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu chững lại.

Theo TS. Võ Đình Trí trong bài viết tựa đề Bão lạm phát cấp mấy? đăng trên KTSG bản in sáng mai (10-3), lạm phát vốn đã là nỗi lo sợ của nhiều nền kinh tế trước khi chiến tranh xảy ra, bây giờ thì tình hình đang ngày một xấu hơn…

Cùng những ghi nhận khác về chủ đề thời sự này:

Thị trường dầu: đánh vật giữa tin đồn, tin giả và dự đoán (Hồ Quốc Tuấn): Cũng giống như tình trạng tin tức về Covid-19 trước đây, những tin đồn, tin giả hay dự đoán loạn xạ về giá dầu sẽ tràn ngập mặt báo mỗi ngày, cho đến khi nào nguồn cung thay thế dầu nhập khẩu từ Nga được thiết lập vững chắc.

Khó từ bỏ nguồn năng lượng từ Nga trong ngắn hạn (Lạc Diệp): Nhiều chính trị gia Mỹ và châu Âu lên tiếng ủng hộ lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ, khí đốt của Nga, nhưng liệu phương Tây đã sẵn sàng đối mặt với sự thiếu hụt năng lượng từ nguồn này?

Giá xăng dầu thấp thì có lợi hơn! (Bùi Trinh): Giá bán của xăng dầu sản xuất trong nước (từ đầu vào là dầu thô khai thác trong nước) được xác định thế nào? Nên chăng chia sẻ phần lời với người dân và doanh nghiệp khi giá dầu thế giới tăng cao?

Bão dịch chưa qua, bão giá đã tới! (Nguyễn An Nam): Bài toán về lương cho người lao động hẳn là mỗi doanh nghiệp sẽ có một lời giải khác nhau, nhưng trong những nỗ lực riêng đó, doanh nghiệp lẫn người lao động đều mong đợi hiệu quả từ những quyết sách vĩ mô. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được Chính phủ tiếp tục triển khai để đảm bảo kháng thể cho nền kinh tế.

Thị trường ngoại hối sẽ đối mặt với nhiều áp lực? (Thụy Lê): Xu hướng tăng mạnh trở lại của đô la Mỹ đặt ra thách thức cho thị trường ngoại hối trong nước, nhất là khi hoạt động thương mại và đầu tư trong thời gian tới có thể bị ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine.

Những lý do đằng sau đà tăng của tỷ giá (Phạm Long): Những yếu tố nào sẽ chi phối tỷ giá trong dài hạn? Tỷ giá tăng kéo dài sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền tảng vĩ mô?

Và nhiều đề tài kinh tế - xã hội đang được quan tâm:

Chính sách thuế không chỉ để thu cho ngân sách (mục Ý kiến): Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về sửa sáu luật thuế. Hy vọng cơ quan soạn thảo luật cũng như Quốc hội sẽ lưu ý hơn đến vai trò điều tiết và tạo động lực cho phát triển để sửa chữa những khuyết tật của thị trường và giải quyết những bất cập đang kìm hãm tăng trưởng.

Cổ phiếu hàng hóa “lên ngôi” (Thanh Thủy): Bất chấp những bất ổn từ thị trường thế giới, VN-Index vẫn giao dịch tương đối tích cực. Kết thúc phiên cuối tuần trước, chỉ số này đứng ở mức 1.505 điểm, tương ứng tăng 6,4 điểm (0,43%).

Áp lực nào với cổ phiếu ngân hàng? (Triêu Dương): Chỉ số giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm, tác động tiêu cực lên thị trường chung.

Xung đột Nga - Ukraine hỗ trợ nhóm cổ phiếu phân bón (Linh Trang): Việc khan hiếm nguồn cung sẽ khiến giá phân bón tăng mạnh. Ngành phân bón Việt Nam được nhận định vẫn tiếp tục hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ vào giá và cơ hội gia tăng thị phần trên thị trường quốc tế.

Thống nhất phí SMS banking: chuyện nọ có xọ chuyện kia? (Trương Trọng Hiểu): Việc các nhà mạng và ngân hàng hội đàm chốt mức phí SMS banking “phải chăng” cho khách hàng được nhìn như thế nào dưới lăng kính Luật Cạnh tranh?

“Món” mới dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (Phan Huy Quyền): Hợp đồng điện tử (HĐĐT) ngày càng phổ biến kéo theo nhu cầu chứng thực HĐĐT. Trên thực tế có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ký HĐĐT, liệu các doanh nghiệp này có phải là bên cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT không?

Một góc nhìn về quản lý thuế thương mại điện tử (Huỳnh Trung Hiếu): Quản lý thuế thương mại điện tử là ta đang vận hành một hệ thống chưa có tiền lệ, và đích chung là nền kinh tế số sẽ hoạt động có trật tự về nội dung và công nghệ.

Hoạt động M&A lại tiếp tục sôi động (Quốc Hùng): Tình hình mua bán sáp nhập, mua bán cổ phần chiến lược hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay, không chỉ giá trị bình quân trong mỗi giao dịch tăng mà số thương vụ có giá trị trên trăm triệu đô la cũng nhiều hơn.

Thu phí hạ tầng cảng biển: cần nhưng thời điểm này chưa thích hợp! (Hùng Lê): Ủng hộ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển để tái đầu tư, nhưng cần cân nhắc thời điểm thu phí thích hợp hơn.

ĐBSCL được vun đắp lợi thế cạnh tranh của chính mình (Dương Văn Học): Ý tưởng về một nền nông nghiệp bền vững lấy thị thường trong nước làm nền tảng và có trách nhiệm với người tiêu dùng vẫn chưa được thể hiện trong quy hoạch phát triển hiện tại.

Gập ghềnh hành trình xuất khẩu gạo (Nguyễn Duy Nghĩa): Gạo Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế, có chỉ lệnh xây dựng thương hiệu, có đồng bằng phì nhiêu, nông dân cần cù, có truyền thống văn minh lúa nước, nhưng thành công thì chờ mãi…

Tương vẫn dậy hương! (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Làm tương “khôn dại tại tay”. Cùng là gạo nếp, đỗ tương, muối, nước nhưng không phải ai cũng có thể làm tương ngon, vì mỗi người sẽ tạo ra một môi trường nuôi dưỡng, một hệ vi sinh khác nhau.

Nền kinh tế khí hậu và thách thức nguyên liệu xanh (Anh Vũ): Khi các doanh nghiệp và nền kinh tế loại bỏ lượng khí thải carbon của mình, họ đang tạo ra các thị trường mới cho nhiên liệu, sản phẩm. Mọi ngành đều có thể là một phần của giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Đừng chờ tai nạn xảy ra rồi mới “giật mình”! (Song Nghi): Tai nạn từ xe chở thép cuộn xảy ra thường xuyên, nhưng cho đến nay vẫn không có quy định an toàn nào được sửa đổi cho việc vận chuyển.

Hiệu ứng bê tông hóa (Nguyễn Hoàng Chương): Máy móc, xơ cứng là những dấu hiệu từ căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục, là vật cản của đổi mới giáo dục. Thực trạng đó đòi hỏi sự thay đổi.

Cánh đồng bất tận và rừng dược liệu (Nguyễn Văn Mỹ): Khu rừng dược liệu ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An - bối cảnh của bộ phim “Cánh đồng bất tận”, đang phát triển những sản phẩm du lịch được kỳ vọng sẽ cung cấp những trải nghiệm khó phai cho du khách.

Hành trang cho người đọc (Lê Hữu Huy): Sự đọc đi cùng suốt cả đời người nên cần phải biết những phương pháp đọc sao cho hữu hiệu.

Thành phố trăm gác chuông (Hạ Lian): Lập nên thời đế chế La Mã, Rouen từng bị  Chiến tranh thế giới (lần 2) tàn phá, nhưng may mắn sót lại vài trăm ngôi nhà, một số đài kỷ niệm, tất cả nhà thờ với tháp chuông cao vút.

Những chuyến tàu mùa xuân (Vũ Huyền Trang): Ngồi bên ô cửa ngắm những đoàn tàu, tự hỏi làm sao để trong lòng bình yên như một sân ga?

Các đề tài kinh tế thế giới:

Ngành vận tải biển chật vật thích ứng với xung đột Nga - Ukraine (Đặng Dương): Đầu năm 2022 đã có dự đoán lạc quan rằng cước vận tải biển có thể hạ nhiệt khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng hạ nhiệt. Nhưng xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho triển vọng này trở nên mờ nhạt.

Lạm dụng mặt bằng bến bãi, cảng tắc nghẽn (Ngọc Thanh): Nếu có một kết luận về nguyên nhân tắc nghẽn cảng của Mỹ thời gian qua, thì diện tích dành cho kho bãi cảng chính là vấn đề then chốt.

Thị trường robot nấu ăn đang bùng nổ ở Trung Quốc (Ricky Hồ): Nhờ vào các quy định tương đối nới lỏng, các doanh nghiệp ở Trung Quốc đang tiên phong trong lĩnh vực robot nấu bếp và phục vụ.

Mô hình làm việc mới của công ty công nghệ thời hậu Covid (Song Thanh): Các nhóm làm việc sẽ thiết lập nhiều kế hoạch đầu - cuối cho các dự án. Khi hầu hết nhân sự chỉ quay lại văn phòng công ty làm việc bán thời gian, các khuôn viên văn phòng xa hoa giờ đây sẽ đóng vai trò là địa điểm kết nối nhân viên.

Giấc mơ trường sinh (Nguyễn Vũ): Các tỉ phú công nghệ sau khi khuấy đảo làm giàu bằng các đột phá công nghệ, nay đang rót tiền vào các dự án kéo dài tuổi thọ của con người trong một giấc mơ đạt đến trường sinh bất lão.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới