Thứ sáu, 4/04/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 14-2025: Doanh nghiệp Việt trước vòng xoáy thuế đối ứng của Mỹ

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Cán cân thương mại Việt-Mỹ đang nghiêng về phía Việt Nam, với lượng kim ngạch xuất siêu hơn 110 tỉ đô la trong năm 2024, theo Tổng cục Thống kê. Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ nói rằng Mỹ nhập siêu 123,5 tỉ đô la từ Việt Nam trong năm ngoái, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Ứng xử như thế nào với thành phố thuộc tỉnh? (mục Ý Kiến): Mục đích sau cùng của việc sắp xếp cũng để các địa phương phát triển hết tiềm năng - vì thế nên duy trì các thành phố trực thuộc tỉnh để chúng là động lực phát triển của các tỉnh khắp cả nước.

Gian nan giải thể doanh nghiệp (An Nhiên): Cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) tiến hành ghi nhận những khó khăn lớn trong quá trình giải thể doanh nghiệp.

Có thể tiếp tục giảm lãi suất mà không lo bất ổn tỷ giá? (Lão Trịnh): Tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng tương đối ổn định trong quí 1-2025, bất chấp những biến động trên thị trường quốc tế. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước có dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mà không lo bị áp lực tỷ giá hay không, nhất là khi Mỹ đang rục rịch công bố chính sách thuế đối ứng mới.

Giá vàng, mối quan hệ lãi suất - lạm phát và lời giải cho thị trường (Hoàng Hạnh): “Vàng vật chất nên được coi là một loại hàng hóa và được điều tiết bởi các loại thuế như các sản phẩm đầu tư khác. Cùng với đó, nhu cầu vàng vật chất tại Việt Nam cần được liên thông với thế giới”, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành AFA Capital trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Doanh nghiệp cá thể trong mục tiêu thêm 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030 (Khánh Nguyên): Khi có thêm 1 triệu doanh nghiệp, mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, ngân sách, việc làm và an sinh xã hội sẽ cao hơn, không gian phát triển mới của nền kinh tế dễ dàng hình thành. Quan trọng là số lượng phải song hành cùng chất lượng.

Vượt qua rào cản để ứng dụng AI trong sản xuất (Cẩm Hà): Hầu hết doanh nghiệp sản xuất đều có tầm nhìn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng không phải đơn vị nào cũng đủ nguồn lực. Chi phí đầu tư cho AI hiện khá cao, thậm chí vượt chi phí chuyển đổi số trước đây, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định triển khai công nghệ này.

Thị trường dịch vụ tư vấn triển khai AI ở Việt Nam sẽ bùng nổ? (Lê Hoài Ân - Kiều Thị Kim Ngân): Nhu cầu triển khai AI của doanh nghiệp bắt đầu gia tăng mạnh mẽ trong các quí gần đây. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tư vấn triển khai cho các doanh nghiệp, không chỉ trên toàn cầu mà còn tại Việt Nam.

VN-Index tìm về vùng hỗ trợ quan trọng! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch từ ngày 24 đến 28-3-2025 với diễn biến điều chỉnh khi chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần ở vùng giá gần thấp nhất trong phiên. Đáng chú ý, thanh khoản thị trường đã suy yếu tuần thứ 3 liên tiếp.

Chứng khoán và những nỗi lo ngại mới (Triêu Dương): Nếu không có sự “cầm trịch” của cổ phiếu VIC và VHM, VN-Index thậm chí đã còn giảm mạnh hơn từ giữa tháng 3-2025 đến nay. Với xu hướng điều chỉnh hiện nay, thị trường có thể tìm được điểm hỗ trợ nơi đâu? Tâm lý nhà đầu tư đang chịu tác động bởi những yếu tố nào?

Vì đâu cổ phiếu blue-chip FPT “gãy cánh”? (Bình An): Dù lợi nhuận vẫn duy trì được tăng trưởng nhưng với những diễn biến gần đây của ngành công nghệ toàn cầu cũng như tốc độ tăng trưởng chậm lại của giá trị hợp đồng ký mới, việc điều chỉnh lại hệ số định giá P/E là điều các nhà đầu tư đang thực hiện với cổ phiếu FPT.

Tín dụng khởi sắc ngay từ đầu năm - Triển vọng sắp tới ra sao? (Triệu Minh): Hoạt động cho vay lĩnh vực xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ trở lại là một trong những dấu hiệu cho thấy khả năng thị trường bất động sản sẽ khả quan hơn trong giai đoạn tới. Ngoài ra, với các dự án đầu tư công được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, có lẽ cũng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực xây dựng.

Phát triển tài chính trong bối cảnh xây dựng trung tâm tài chính quốc tế (Trần Hùng Sơn): Mục tiêu của bài viết này là định vị phát triển tài chính Việt Nam qua các chỉ số phát triển tài chính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) và phân tích các thể chế pháp lý ảnh hưởng đến phát triển tài chính trong bối cảnh xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.

Cơ hội chuyển đổi nhân lực trong mối quan hệ Việt - Nhật: Nhân lực Việt làm nghề gì tại Nhật? (Dương Văn Bình  - Trần Hương Giang): Khi nhắc đến Nhật Bản, người ta dễ dàng nghĩ đến những ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật cao với đội ngũ lao động tinh hoa, lành nghề. Đặc biệt, khi nhắc đến đất nước mặt trời mọc, thế giới không thể không đề cập đến việc đây là quốc gia có số lần đạt giải Nobel cho các công trình nghiên cứu nhiều nhất châu Á.

DPPA: Hai mô hình mua bán điện trực tiếp (Trương Hữu Ngữ - Nguyễn Thùy Trang - Đoàn Hữu Kiên): Ưu điểm lớn nhất của DPPA qua lưới điện kết nối riêng là quy trình thực hiện đơn giản, chỉ gồm bốn bước từ việc hoàn thành thủ tục pháp lý đến thông báo cho đơn vị điện lực. Mô hình này cũng cho phép các bên tự chủ trong đàm phán giá điện và không phụ thuộc vào hệ thống lưới điện quốc gia, tạo độ linh hoạt cao trong vận hành.

Doanh nghiệp Việt trước vòng xoáy thuế đối ứng của Mỹ (Ricky Hồ): Một số nhà phân tích đã cho rằng mức thuế đối ứng mà ông Trump dự định sẽ công bố ngày 2-4 chỉ nhắm vào các nước áp thuế cao hoặc dựng hàng rào phi thuế quan khắt khe với hàng hóa nhập từ Mỹ. Có thể là 15 nước mà ông Trump gọi là “Dirty 15”.

Chính sách thuế quan mới của Mỹ: Ứng phó nhìn từ góc độ pháp lý (Nguyễn Nhật Dương): Việt Nam, với vị thế quốc gia có thặng dư thương mại lớn và có vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể trở thành mục tiêu cho các cuộc điều tra chống bán phá giá hay chống trợ cấp của Mỹ. Vậy nên tâm thế tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt lúc này là chuẩn bị kỹ và sẵn sàng ứng phó.

“Bảo vệ” thị trường xuất khẩu Mỹ theo cách nào? (Ánh Dương): Làm sao để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ trụ vững mà còn phát triển tại Mỹ - thị trường lớn nhất của mình? Bài viết này đề xuất một số giải pháp hồi đáp các thách thức mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt để có thể vượt qua “cơn bão” thuế quan, giữ vững vị thế tại xứ sở cờ hoa.

“Cây di sản” để làm gì? (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Bảo vệ cây trong tự nhiên, trong đó có bảo tồn cây cổ thụ, đặc biệt là những cụ cây có gắn với các di tích lịch sử là điều hiển nhiên, cần làm. Tuy nhiên, với việc đặt bia nhưng thiếu thông tin về chính cái cây đứng sau tấm bia thật sự rất đáng trách và đáng tiếc. Ít nhất là ở khía cạnh phát triển du lịch vì không mang lại giá trị thông tin nào cho du khách.

Rối loạn phổ tự kỷ: nói sao cho dễ hiểu (TS.BS. Phạm Minh Triết): Rối loạn tự kỷ có biểu hiện rất đa dạng, thay đổi theo từng cá nhân, mức độ nhưng nhẹ, trung bình hay nặng không phải là điều cố định. Trẻ tự kỷ vẫn có thể tiến bộ nếu được can thiệp sớm và đúng cách.

Tháng Tư xem Ván bài lật ngửa (Lâm Nghi): Tháng Tư bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc lịch sử. Tháng Tư là lúc xem lại những bộ phim lịch sử kinh điển như Ván bài lật ngửa. Xem để thấy mỗi sớm mai khi chúng ta thức dậy, nhìn những đứa con đang bình yên trong giấc ngủ say nồng, hiểu ra rằng điều đó được đánh đổi bằng máu, rất nhiều máu, của những con người quên thân vì nước như Phạm Ngọc Thảo.

Gánh gồng giữa phố (Trần Thanh Bình): Tháng Ba phương Nam. Nắng tràn lên những con phố. Người ngược kẻ xuôi với toan tính việc đời. Quãng 9 giờ sáng trở đi, ánh nắng xuyên qua ngọn lá bắt đầu gay gắt, của một ngày tất bật…

Châu Âu có thể làm gì để ứng phó với áp lực thuế quan từ Mỹ (Song Thanh): Một câu hỏi cấp bách đang được đặt ra với Liên minh châu Âu (EU): họ có thể sử dụng những công cụ nào để giảm thiểu tác động từ thuế quan của Mỹ và bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình?

Thực hư nỗi lo ngại kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái (Lạc Diệp): Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế ở Mỹ ngày càng gia tăng. Liệu những lo ngại này có cơ sở, hay chỉ là những phản ứng thái quá trước các biến động kinh tế hiện nay?

Tesla bị vạ lây! (Nguyễn Vũ): Ghét ông chủ chuyển sang ghét lây và tẩy chay sản phẩm thì còn hiểu được, nhưng không hiểu nổi vì sao nhiều người từ ghét Elon Musk chuyển thành hành động phá hoại xe Tesla. Tháng qua xảy ra nhiều vụ phá hoại liên quan đến hãng xe này…

Mời bạn đọc đón xem!

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới