Chủ Nhật, 24/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 16-2022: Điểm nghẽn kinh tế số

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ngày 15-4-2022, UBND TPHCM đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế TPHCM (HEF) với chủ đề “Kinh tế số - Động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai”. KTSG xin giới thiệu một số bài viết về sự kiện này.

  • Để kinh tế số TPHCM chiếm 25% GRDP vào năm 2025! (Quốc Hùng): TPHCM đặt ra mục tiêu kinh tế số đến năm 2025 sẽ chiếm 25% và đến năm 2030 chiếm 40% GRDP của thành phố và đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong thời gian tới.
  • Kinh tế số: điểm nghẽn con người (Hồ Quốc Tuấn): Cần phải gấp rút đầu tư vào nguồn nhân lực và hóa giải những điểm nghẽn về con người thì mới mong chúng ta sẵn sàng cho một nền kinh tế số.
  • Kinh tế số: công nghệ số và hơn thế nữa (Trương Trọng Hiểu): Chính thực tiễn vận hành của kinh tế số cho thấy, khi được tích hợp, kinh tế số không chỉ phản ánh giá trị của công nghệ số mà còn có thể kích hoạt và sản sinh ra nhiều giá trị mới, vượt qua giới hạn ban đầu sẵn có của công nghệ.

Các đề tài kinh tế - xã hội khác trên cùng số báo:

  • Để doanh nghiệp tốt không bị vạ lây (mục Ý kiến): Đầu tư bất động sản là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Nếu ngành này bị tổn thương thì không chỉ doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh bị tổn hại, mà còn tác động dây chuyền đến nhiều ngành và lĩnh vực khác như dịch vụ xây dựng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí. Phía Nhà nước cũng sẽ bị thiệt hại không ít, vì bất động sản hiện đang là nguồn thu lớn cho ngân sách.
  • Phân phối lẻ trái phiếu doanh nghiệp, lợi thì có lợi… (Hoàng Xuân Huy): TPDN được phân phối lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể phá vỡ hệ thống tài chính Việt Nam nếu không được xây dựng và thực thi trên nền tảng minh bạch thông tin và quản trị rủi ro đúng mực.
  • Vốn cho doanh nghiệp bất động sản - từ thông lệ quốc tế tới thực tiễn Việt Nam (Châu Phan): Vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu vẫn là các kênh chính cấp vốn cho việc phát triển dự án bất động sản nên các nguồn vốn này sẽ chỉ ngừng đọng khi thị trường bất động sản trở nên không còn hấp dẫn nữa. Điều này khó xảy ra với Việt Nam ít nhất trong nhiều năm nữa…
  • Rất khó “ngang hàng” (Nguyễn Vũ): Xu hướng chung của hoạt động cho vay ngang hàng trên thế giới hiện đang thoái trào. Nhiều nền tảng khác liên kết với các ngân hàng để chuyển từ cung cấp dịch vụ kết nối sang đánh giá tín dụng khách hàng. Việc cho phép thí điểm, thiết nghĩ, nên chú ý đến xu hướng này để khỏi lỡ nhịp.
  • Nhóm vốn hóa lớn khiến VN-Index mất điểm mạnh! (Thanh Thủy): VN-Index lao dốc 27 điểm ngay trong phiên đầu tuần, hồi phục tăng điểm phiên sau đó và buộc phải quay đầu điều chỉnh trở lại trong hai phiên cuối tuần. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số này giảm 23,4 điểm, tương đương 1,58% xuống mức 1.458 điểm.
  • Thị trường suy yếu và nhóm cổ phiếu ngược dòng (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ số VN-Index giảm gần 26 điểm, tương đương giảm gần 1,8%. Dù vậy, vẫn có những nhóm cổ phiếu ngược dòng và tiếp tục tỏa sáng, như cao su, thủy sản, dệt may…
  • Công ty chứng khoán thận trọng hơn trong kế hoạch kinh doanh 2022 (Đăng Linh): Năm 2022, thị trường được nhận định sẽ có một năm giao dịch khó khăn hơn khi cả chỉ số VN-Index và thanh khoản thị trường sẽ khó có thể lặp lại mức tăng mạnh như năm ngoái. Trên cơ sở đó, các công ty chứng khoán cũng đang đặt ra cho mình những kế hoạch kinh doanh có phần thận trọng hơn.
  • Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém: Chờ bước đột phá từ MBBank (Thụy Lê): Thông tin Ngân hàng Quân đội (MBBank) sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng trong năm nay đang thu hút sự chú ý của thị trường. Như vậy, sau nhiều năm không có kết quả cụ thể, có vẻ như lộ trình xử lý các ngân hàng yếu kém sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới.
  • Khi giá bất động sản tăng cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động (Lê Hoài Ân - Trần Thị Xuân Tiên): Việc cả xã hội tối ưu hóa lợi ích tài chính thông qua việc đầu tư bất động sản sẽ khiến cho năng lực sản xuất của nền kinh tế nói chung và năng suất lao động của mỗi cá nhân bị kìm hãm. Cuối cùng, chưa từng có một quốc gia nào trên thế giới chỉ thịnh vượng nhờ vào việc mua bán bất động sản.
  • Cơ chế đặc thù cho Cần Thơ: làm gì để tận dụng cơ hội này? (Trung Chánh): Thành phố Cần Thơ - trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước cơ hội để đưa kinh tế của địa phương bứt phá, trở thành đầu tàu kéo cả vùng vươn lên. Cần Thơ sẽ phải làm gì để tận dụng được cơ hội lớn này?
  • Phát thải ròng bằng 0 và Quy hoạch điện 8 (Nguyễn Đăng Anh Thi): Đưa ra các con số về công suất và sản lượng theo quy hoạch mới chỉ là điều kiện cần để phát triển hệ thống năng lượng quốc gia. Điều kiện đủ, có vai trò quan trọng hơn nhiều, là khung thể chế và chính sách để huy động nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch.
  • Chúng ta bị Internet “dắt mũi” thế nào? (Thiên Kim): Thuyết phục, quyến rũ, gây áp lực…, cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thiếu những hành vi tạo ảnh hưởng đến người khác. Thế nhưng khi những hành vi tác động tâm lý được thực hiện mà người ta chẳng mảy may nghi ngờ, thì đó là thao túng tâm lý.
  • Từ e-visa phải tiến tới “e-nhập cảnh” (Song Nghi): Cần sớm xây dựng các quy trình để thay thế cách kiểm soát nhập cảnh thủ công thành “e-nhập cảnh” để khách đến Việt Nam không còn phải chịu cảnh chờ đợi mệt mỏi chỉ vì những thủ tục hành chính đơn giản.
  • Freelancer từ góc nhìn pháp lý (Lại Thị Diệu Thùy - Phan Huy Quyền): Người làm việc tự do (freelancer) hiện nay rất phổ biến. Nhưng cả freelancer và người sử dụng nguồn nhân lực này đều không cho rằng mối quan hệ giữa họ là mối quan hệ lao động. Vậy dưới góc độ pháp lý, những người làm việc tự do được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
  • Trông người lại nghĩ đến ta… (Nguyễn Quang Bình): Quản lý vốn và dòng vốn phải được thực hiện nghiêm túc tuyệt đối và xuyên suốt, lượng vốn này phải sử dụng cho mặt hàng này không thể bốc qua ngành hàng khác. Chứ không như nhiều doanh nghiệp xứ ta, chủ thích bốc vốn đi đâu, mua nhà, tậu đất… để hòng kiếm lợi to và nhanh…
  • Mây đen vẫn phủ trên thị trường khách sạn TPHCM (Đào Loan): Trái ngược với hình ảnh nhộn nhịp tại nhiều khách sạn ở một số điểm du lịch, hệ thống khách sạn tại TPHCM vẫn vắng vẻ sau nửa năm thành phố mở cửa lại sau đợt bùng dịch lần thứ tư.
  • Không đơn thuần là thẻ nhập cảnh điện tử (Hồ Nguyên Thảo): Số hóa và công nghệ hóa các thủ tục xuất nhập cảnh là tiền đề mới cho cạnh tranh của ngành du lịch các nước.
  • Phú Đông Group cùng giấc mơ an cư cho người trẻ (Thành Trung): “Phú Đông Group định hướng không chạy theo số lượng, mà phát triển từng bước vững chắc. Chúng tôi tâm niệm phải luôn học hỏi không ngừng và xây dựng tốt hơn mỗi ngày để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho xã hội, giúp doanh nghiệp đi đường dài” - Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group.
  • Sacombank sẽ sớm trở lại tốp đầu (Dũng Nguyễn): Giá trị vốn hóa của Sacombank không ngừng tăng lên trong bối cảnh cuộc chạy đua xử lý nợ xấu đang dần đến hồi kết. Ngân hàng hiện có quy mô hơn 2,8 tỉ đô la Mỹ này đang đứng trước ngưỡng cửa với nhiều sự thay đổi lớn đi cùng tham vọng sớm trở lại tốp ngân hàng dẫn đầu thị trường.
  • Mùa bão ngang qua (Nhật Mai): Mùa này xem ti vi sợ nhất những bản tin về bão… Thế nên dù bão có đi qua thì vẫn để lại trong lòng người những vệt dài nhức nhối.
  • Đắt như nước (Quỳnh Đan): Dù rất thầm lặng, nhân loại đang phải đối đầu với một cuộc chiến không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Đó là chiến tranh nước.
  • Sài Gòn là món lẩu ngon (Trần Thanh Tâm): Dù bạn có sinh ra tại Sài Gòn hay không, hoặc đã sống ở thành phố này bao lâu, một khi bạn đã quyết định chọn nó làm nơi lập nghiệp, bạn đã là người Sài Gòn rồi đó!
  • Drive My Car - hành trình của những vết thương (Nguyễn An Nam): Giải Oscar 2022 phim quốc tế hay nhất đã dành cho Drive My Car (tạm dịch: Cầm lái ô tô) của đạo diễn người Nhật - Ryusuke Hamaguchi. Phim gửi gắm thông điệp chữa lành trong một thế giới đầy những vết thương.
  • Covid-19 khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc (Song Thanh): Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng trong quí 1-2022, nhưng ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt của nước này đang đe dọa nghiêm trọng đến triển vọng tăng trưởng trong năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
  • Lạm phát tăng cao, vì sao ECB vẫn chần chừ nâng lãi suất? (Lạc Diệp): Bất chấp tỷ lệ lạm phát đạt mức cao kỷ lục tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn tiếp tục giữ quan điểm thận trọng trong việc nâng lãi suất. Đâu là lý do dẫn đến quyết định này của ECB?
  • Mexico hưởng lợi từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng (Ngọc Thanh): Dữ liệu mới cho thấy các nhà cung cấp Mexico tìm được chỗ đứng khi các nhà sản xuất thiết lập lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh gián đoạn ngày càng tăng trên toàn cầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới