Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 2-2023: Lạc quan lãi suất năm 2023

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Số báo Tất niên chia tay năm Nhâm Dần của KTSG bản in sẽ đến với bạn đọc vào sáng mai, ngày 12-1-2023, với nhiều đề tài kinh tế trong nước và thế giới, chuyện làm ăn, văn hóa – xã hội, tản mạn ngày Xuân… theo dòng thời sự của những ngày giáp Tết Quý Mão.

Vì một cái Tết trọn vẹn cho người lao động (Phan Thị Ngọc Thắng): Trong thị trường lao động nhiều xáo trộn, để có một cái Tết “vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm”, người lao động và doanh nghiệp cần nhiều hơn những lời kêu gọi…

Lạc quan về kịch bản lãi suất giảm trong năm 2023 (Phạm Long): Lãi suất trong năm 2022 duy trì xu hướng tăng và tăng nóng tại nhiều thời điểm đi kèm thanh khoản căng thẳng. Thời gian qua, tỷ giá đã giảm dần, tương đối ổn định, liệu có thể kỳ vọng về một kịch bản lạc quan cho lãi suất trong năm 2023?

Dòng tiền thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán! (Thanh Thủy): VN-Index đầu năm 2023 diễn biến tương đối tích cực với ba phần tư phiên đầu tiên tăng điểm tốt và chỉ điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần trước khi áp lực chốt lời xuất hiện.

Tăng trong nghi ngờ – VN-Index liệu có phá được kênh xu hướng giảm giá? (Triêu Dương): Theo góc nhìn kỹ thuật, với chuỗi tăng trong những ngày qua, VN-Index đang có cơ hội phá vỡ kênh giảm giá kéo dài từ tháng 4 đến nay.

“Sóng” đầu tư công sẽ gọi tên doanh nghiệp nào (Linh Trang): Giải ngân vốn đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng, thi công công trình… sẽ là những cái tên hưởng lợi nhiều nhất.

Ngân hàng 2023 – Nhiều thách thức đang chờ đón (Thụy Lê): Các ngân hàng có thể ghi nhận thêm một năm 2022 tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Tuy nhiên, thách thức ngày càng lớn hơn trong năm 2023 và có khả năng sự tăng trưởng buộc phải chậm lại.

Khi du khách chưa là thượng đế (TS. Nguyễn Minh Hòa): Kết thúc năm 2022, Việt Nam chỉ đạt 70% chỉ tiêu 5 triệu khách quốc tế. Lượng khách tới Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực cả về số tuyệt đối lẫn về tỷ lệ so với dân số. Chúng ta cần nhiều hơn những thứ đang có để có một nền du lịch mũi nhọn như mong đợi.

Kiểm soát nhiều mục tiêu trong điều kiện bất định (Trần Hương Giang): Cần thành lập chính quyền vùng và liên vùng với đầy đủ sức mạnh và công cụ quản lý để phát huy tốt vai trò và đảm bảo phát triển dựa trên lợi ích chung của cả vùng chứ không bị chia nhỏ theo quan điểm của từng địa phương.

Động lực kinh tế thế giới đang suy yếu và góc tiếp cận cho Việt Nam (Tony Phan): Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đang suy yếu, đặt doanh nghiệp Việt Nam vào một năm 2023 dự báo sẽ khó khăn.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua chuyển đổi số (Antoinette Sayeh): Chỉ 40% doanh nghiệp cho biết họ có đủ kỹ năng công nghệ để sử dụng và duy trì các hệ thống số. Việc tạo thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận công nghệ sẽ giúp Việt Nam gặt hái đầy đủ những lợi ích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà số hóa đem lại.

Chọn lọc trọng tâm mà đăng kiểm (mục Ý kiến): Khủng hoảng hoạt động đăng kiểm do nhiều trung tâm bị phát hiện sai phạm. Cần rà soát các quy định đăng kiểm để loại bỏ những yêu cầu không cần thiết. Mấu chốt của vấn đề là xác định đâu là những yêu cầu không cần thiết, đâu là những tiêu chí phương tiện cơ giới dứt khoát phải đạt.

Nghĩ về 30 năm hệ thống tài khoản quốc gia (Bùi Trinh): Niên giám Thống kê không chỉ có GDP mà có cả GNI theo giá hiện hành. Vấn đề là chiến lược của những nhà hoạch định chính sách là gì; các chuyên gia kinh tế thích phân tích theo hướng nào?

Phải chấm dứt nỗi ám ảnh của chúng ta về tăng trưởng (Ngọc Thanh): Ưu tiên tăng trưởng nhưng gây tác hại sinh thái lớn rốt cuộc là một trò chơi thua.

Về thống kê – Nên đặt dấu chấm hết cho các “siêu sao” chỉ số (Ngọc Trân): Đã đến lúc phải bổ sung các chỉ số khác bên cạnh GDP để đo lường sự phát triển của con người và chất lượng môi trường, theo tạp chí Nature của Anh.

Gặp những người thợ dệt cuối cùng của Bảy Hiền (Minh Lê): Ký sự về làng dệt Bảy Hiền (Sài Gòn) có từ những năm 1950, trải một “dòng đời” thăng trầm của nghề dệt, và đi đến những mẻ vải cuối cùng từ khung dệt gỗ vào những giáp Tết Quý Mão 2023.

Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (Lư Thế Nhã): Vào những tháng cuối năm 2022, bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre) – sản phẩm của hai làng nghề di sản văn hóa cấp quốc gia – không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được lên tàu bay ra hải ngoại.

Khi phi công trở thành lãnh đạo trường đào tạo (Duy Ái): Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên từ người lính không quân trở thành người lãnh đạo đi cùng một chặng đường phát triển đáng nhớ của trường (đào tạo phi công) Bay Việt. Cho tới lúc này, ở tuổi 61, ông là phi công Việt Nam lớn tuổi nhất còn điều khiển máy bay phản lực (chiến đấu).

Những lá thư tay (Song Hảo): Có những lá thư đơn giản nhưng bằng sự chân thành, công tâm và không can thiệp vào quyền quyết định của người nhận thư, đã tạo ra những thay đổi và bước ngoặt trong cuộc sống của nhiều người. Lại có những lá thư bị lèo lái, luôn muốn tác động mọi sự theo ý mình, làm sản sinh một thế hệ không xem trọng sự chân thành, không muốn đi đường thẳng…

Lì xì “trượt giá” hay sự trượt mất những giá trị tốt đẹp? (Vũ Thị Huyền Trang): Đã đến lúc những người lớn nên “chỉnh đốn” lại mình từ chuyện lì xì. Đừng để một phong tục đẹp tiếp tục bị biến tướng theo thời gian.

Tết suy tư… (Nguyễn An Nam): Một cái Tết sau những xáo trộn có ý nghĩa như đoạn quy hồi cần thiết trong đời sống, để sau đó là những quyết định, thậm chí là những ngã rẽ quan trọng cho cuộc sống.

Không biết nhà sếp (Đặng Quỳnh Giang): Với “cơ chế nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”, Tết vẫn cứ là dịp để những hành vi tham nhũng, hối lộ được thực hiện dưới danh nghĩa “đi chúc Tết”.

Chào đón chúa xuân (Hoàng Việt): Mỗi độ xuân về là một lần đất trời thay áo mới. Chiếc áo dệt nên bởi những rung động (hay tần số) mùa xuân, tạo cho xuân này khác với xuân qua, mùa này khác với mùa trước.

Tôi là ai! (Hiệu Minh): Mải bôn ba làm ăn ở xứ người, bỗng một hôm tôi chợt nhận ra sẽ không biết mình là ai và thuộc về đâu nếu những tháng năm trước đó không gắn bó với mảnh đất cha ông.

Mèo và thỏ – 2 linh vật trong 1 năm Mão (Lê Hải Đăng): Một cách lý giải sự khác biệt nhỏ về linh vật biểu trưng năm Mão giữa mèo ở Việt Nam và thỏ ở Trung Quốc.

Cần thay đổi tư duy về sự thay đổi (Lê Hoài Ân): Thành công không chỉ nhờ có thiên thời, địa lợi, mà còn phải có “nhân hòa”. Để những sự thay đổi đạt tới thành công không chỉ cần lý trí mà còn cần sự cảm thông – không chỉ là cảm thông với con người mà còn với bối cảnh của vấn đề.

Một góc nhìn mới về phân loại bất động sản (Huỳnh Thế Du): Những dự án thuần túy đáp ứng nhu cầu đầu tư kiếm lời là một phần tất yếu trong nền kinh tế nhưng không phải là đối tượng quá chú trọng của chính sách công. Dưới góc độ nhà nước, việc cần làm là để cho những dự án phục vụ nhu cầu ở thật được xây dựng và mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Vận tải biển trong năm 2023 vẫn… khó đoán (Đặng Dương): Cước vận tải container đường biển tăng nhanh, kẹt cảng, tắc nghẽn chuỗi cung ứng luôn là những chủ đề được chú ý thời gian qua. Hiện cước vận tải đã giảm về tiệm cận mức trước đại dịch Covid-19, liệu 2023 có là một năm dễ chịu hơn với ngành vận tải biển?

Vận tải biển của Mỹ dịch chuyển sang bờ Đông (Ngọc Thanh): Thương mại xáo trộn, các công ty nhập hàng hóa ở bờ Tây đang chuyển sang các vùng khác của Mỹ.

Nước Anh có quyền tài phán trong vụ việc Peppa Pig – Wolfoo (Lê Vũ Vân Anh): Ngày 23-12-2022, thẩm phán người Anh – Briggs đã phán quyết tòa án nước này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig (thuộc EOne của Anh) và Wolfoo (thuộc Sconnect của Việt Nam). Phán quyết này đặt Sconnect vào tình thế bất lợi nhưng vụ việc chưa kết thúc.

Học được gì từ Singapore về phát triển tài sản trí tuệ (Nguyễn Hoàng Nam): Với mục tiêu xây dựng quốc gia thông minh, Singapore đang thúc đẩy kết nối tài sản trí tuệ dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Qua đây, Việt Nam có thể học một số bài học.

Doanh nghiệp châu Á bắt đầu lập kế hoạch chống chịu biến đổi khí hậu (Song Hảo): Các rủi ro và thiệt hại vật chất do biến đổi khí hậu bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương.

“Không tìm ra người để “biếu không” doanh nghiệp (Nguyễn Vũ): Nước Nhật rơi vào tình trạng lão hóa quá nhanh. Tuổi bình quân của chủ doanh nghiệp ở nước này lên đến tuổi 62. Nhiều người muốn chuyển giao doanh nghiệp để về hưu nhưng con cái không chịu nhận.

Thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2023 sẽ ra sao? (Lạc Diệp): Sau một năm 2022 ảm đạm, thị trường bất động sản vốn dĩ đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2023.

Trung Quốc mở cửa, giá nguyên vật liệu và năng lượng sẽ tăng vọt (Song Thanh): Việc Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại sau hơn ba năm áp dụng chính sách zero Covid được dự báo sẽ tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường du lịch và hàng hóa.

* Sau số báo này, KTSG bản in sẽ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong thời gian đó, mời quý bạn đọc xem “Giai phẩm Kinh tế Sài Gòn xuân Quý Mão” đã phát hành, được đánh số 3&4-2023. Xin kính chúc quý vị một năm mới an khang, thịnh vượng và xin hẹn tái ngộ ở số báo Tân Niên Quý Mão (số 5-2023) phát hành ngày 2-2-2023.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới