Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 24-2021: Không ai chống dịch bệnh một mình

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 24-2021: Không ai chống dịch bệnh một mình

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Sáng ngày 4-6-2021, UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản hỏa tốc số 6180 quy định từ 0 giờ ngày 5-6 áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở lưu trú trong thời gian 21 ngày đối với tất cả người từ TPHCM về/đến Đồng Nai. Ngày 5-6, hậu quả tiêu cực của quy định ngay lập tức phát sinh, gây khó cho các doanh nghiệp, cho dòng xe ra vào lãnh địa tỉnh Bình Dương, cho nhân lực của cả tỉnh Bình Dương lẫn TPHCM. Và sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã phải ra văn bản điều chỉnh.

Trong bài viết tựa đề Tạo ốc đảo không tránh được dịch trên KTSG sáng mai (10-6), tác giả – TS. Nguyễn Minh Hòa nhận định: Văn bản 6180 của UBND tỉnh Đồng Nai cho thấy một lỗ hổng trong quản lý rủi ro, quản lý tình huống cấp bách ở cấp vùng. Theo tác giả, chính lúc này, hội đồng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần được kích hoạt và hoạt động tích cực, “bởi không ai chống dịch bệnh một mình”.

KTSG số 24-2021: Không ai chống dịch bệnh một mình

Các đề tài theo dòng thời sự khác trên cùng số báo:

Nỗi lo giá cả tăng nhưng không đều (mục Ý kiến): Khi giá cả tăng, nhưng không đều, sẽ là gánh nặng cho những người phải chi hầu hết thu nhập vào các mặt hàng thiết yếu, trong khi người giàu vẫn hài lòng khi giá nhà đất, giá cổ phiếu… của họ tăng đều đặn.

Khát vọng mở! (TS. Trịnh Tiến Dũng): Chia sẻ thông tin giờ đây đã trở thành nhu cầu tự thân của chính phủ, không chỉ còn là nhu cầu của người dân. Đây là mối quan hệ song phương sòng phẳng, hai bên cùng có lợi trong quá trình phát triển đất nước.

Thị trường oi quá thì mưa dông (TS. Võ Đình Trí): Khi cậu bé đánh giày cũng bàn về chứng khoán thì lành ít dữ nhiều, nhất là đối với những nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường.

Gập ghềnh thế chấp quyền sử dụng đất (LS. Trương Thanh Đức): Từ năm 1987 đến nay đã có tới 11 luật và pháp lệnh về đất đai, trong đó có quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Gánh nặng bảo hiểm dữ liệu và an ninh mạng (Phan Minh Châu): Phí bảo hiểm an ninh mạng tăng cùng với tần suất các cuộc tấn công mạng. Hiện còn rất ít hãng bảo hiểm đồng ý bồi thường 100% thiệt hại liên quan đến tấn công mạng đòi tiền chuộc.

Sốt đất, bong bóng bất động sản và kiểm soát vốn đầu tư (Đặng Hùng Võ): Để phòng ngừa sốt đất và nổ bong bóng bất động sản, cần kiểm soát tổng vốn đầu tư vào bất động sản chứ không chỉ là vốn tín dụng vào kinh doanh bất động sản.

Thị trường nguyên vật liệu bước vào chu kỳ tăng giá mới (Trịnh Hoàng): Giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đáng lưu ý là nhóm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thép. Diễn biến thị trường có vẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của các chính sách điều hành.

Biến động nguyên liệu đầu vào: kẻ được người mất (Hải Lý): Từ đầu năm đến nay, không chỉ hàng hóa năng lượng như dầu mỏ, quặng sắt, đồng, lithium… tăng mạnh mà giá nông sản và các nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thực phẩm cũng tăng vọt. Điều này ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp niêm yết?

Dư nợ margin tăng vọt – nguy cơ đang lớn dần (Bình An): Tuần qua, VN-Index, HNX-Index và UpCom-Index tăng 4,1%, 62% và 5,2%. Dòng vốn nội đang đổ vào thị trường cùng với dư nợ cho vay margin tăng vọt.

Cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bị chốt lời (Thụy Lê): Trong phiên giao dịch đầu tuần này, cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bị bán tháo sau chuỗi tăng dài. Vì đâu mà nhà đầu tư quyết chốt lời cổ phiếu ngân hàng?

Khối ngoại đổi “khẩu vị” sang UpCom? (Triêu Dương): Gần đây, trong khi sàn HOSE vẫn bị bán ròng với giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi phiên thì sàn UpCom lại bất ngờ đón nhận dòng vốn mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Vì sao?

Trái phiếu chính phủ đang nóng trở lại (Phạm Minh): Hai nhóm đối tượng chủ yếu mua trái phiếu chính phủ là các tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm với hai nhu cầu chính là đầu tư và đảm bảo các chỉ số thanh khoản.

Còn dựa vào chỗ bấp bênh thì còn phải chịu cảnh bấp bênh (Tấn Đức): Mỗi lần một loại rau quả nào đó bị tắc đường sang Trung Quốc là lập tức nó cần được giải cứu. Chừng nào rau quả Việt Nam còn phụ thuộc vào nơi bấp bênh thì chừng ấy vẫn còn phải chịu cảnh bấp bênh.

Hiệu quả của rừng không chỉ ở tỷ lệ phần trăm GDP (Bùi Trinh): Để nền kinh tế phát triển bền vững, Việt Nam cần thay đổi quy trình công nghệ các ngành gây phát thải nhiều khí nhà kính, không khuyến khích các ngành công nghiệp có hệ số phát thải lớn; không chặt phá và chú ý nâng cao chất lượng rừng, làm tăng hệ số hấp thụ chất thải nhà kính.

Băn khoăn quy định mới về giao dịch bảo đảm (TS. Bùi Đức Giang): Về nguyên tắc, các biện pháp bảo đảm cần được quy định rõ trong các văn bản pháp luật chứ không thể được tạo ra trên cơ sở tự do thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.

Mảnh ghép lớn còn thiếu trong chiến lược cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc (Ngọc Phan): Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng nước Mỹ, nếu muốn dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc thì cần tiến hành đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trước khi quá muộn.

Thỏa thuận “chia bánh” thuế doanh nghiệp toàn cầu: Hy vọng mong manh! (Hồ Quốc Tuấn): Ngày 5-6-2021, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của khối G7 đã nhất trí một thỏa thuận lịch sử về việc đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu.

Đại dịch – cơ hội cho các nhà cung ứng giải pháp nội (Bạch Đông): Đại dịch Covid-19 và xu hướng chuyển đổi số là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, nếu họ có thể chào bán ra thị trường những giải pháp giúp doanh nghiệp vận hành tốt công ty trong điều kiện phải giãn cách xã hội.

Vì sao Emart rút vốn khỏi Việt Nam? (Quốc Hùng): Trước việc Emart (của Hàn Quốc) bán toàn bộ khối tài sản đã đầu tư ở Việt Nam cho Thaco, các chuyên gia nhận định đây là cách “đôi bên cùng có lợi”.

Trái cây lợi ích và cà phê bền vững (Hồ Nguyên Thảo): Doanh nhân Pháp thuyết phục nông dân trồng trái cây sạch; tập đoàn Nhật Bản giúp các trang trại cà phê canh tác bền vững… Các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đang hợp sức cùng nông dân Việt Nam thay đổi phương thức canh tác.

Giữ uy tín chỉ dẫn địa lý của mãng cầu Bà Đen (Nam Bình): “Doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý phải ý thức việc bảo vệ uy tín của sản phẩm”, theo ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Natani – doanh nghiệp xuất khẩu mãng cầu Bà Đen, Tây Ninh.

Nợ của doanh nghiệp: Người đại diện theo pháp luật có nghĩa vụ liên đới? (LS. Đỗ Đức Anh – Trương Ngọc Mai): Đại dịch Covid-19 chưa qua, nhiều doanh nghiệp đã không chỉ rơi vào tình trạng kinh doanh bị đình đốn, thậm chí tê liệt, mà còn vướng vào các vụ tranh chấp công nợ “bức bí” đến mức phải khởi kiện ra tòa án. Món nợ này sẽ do ai trả?

Những sai lầm “chết người” khi viết e-mail (Lê Hữu Huy): Bà Shirley Taylor, tác giả quyển sách Email Etiquette, đã đưa ra bảy “sai lầm chết người” có liên quan đến giọng điệu trong một e-mail.

Mạng người nào cũng quý (Trần Thanh Tâm): Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh rằng các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối người bệnh từ các khu vực giãn cách xã hội hay cách ly. Vấn đề còn là những lời dặn dò này được thực hiện như thế nào nhằm bớt khổ cho những người phải hứng chịu hai “dịch” cùng lúc này.

Biến đổi khí hậu và trường hợp của Bến Tre (Nguyễn Thanh Lâm): Một số đề xuất về ứng phó biến đổi khí hậu cho tỉnh Bến Tre, có tham chiếu kinh nghiệm từ các nước.

Khi cư dân mạng “soi”… là thủng lưới (Long Châu): Trong thời đại số, khi vướng vào sự cố và trước các phản biện phân tích, doanh nghiệp nên cầu thị, đừng cố cãi chày cãi cối kiểu “dập lửa bằng xăng”, vì đám cháy sẽ bùng lên và lan rộng không kiểm soát nổi.

“Xe đạp ơi”, quay về! (Nguyễn An Nam): Đạp xe trở thành môn thể thao được thị dân chọn lựa trong thời giãn cách bởi đại dịch Covid-19.

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Hệ thống cơ sở hạ tầng – mục tiêu số 1 của tin tặc (Lạc Diệp): Giờ đây, các nhóm tin tặc đã tìm thấy một cách thức mang lại nhiều lợi nhuận hơn cả việc đánh cắp dữ liệu hay các khoản tiền trực tuyến, đó là tấn công mạng các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu để đòi tiền chuộc.

Thay đổi lớn, tác động nhỏ (Song Thanh): Quyết định cho phép các cặp vợ chồng có thêm con thứ ba của chính phủ Trung Quốc là một nỗ lực đáng chú ý nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng.

Cuộc “đảo chánh” ngoạn mục ở ExxonMobil (Nguyễn Vũ): Làm thế nào để một nhà đầu tư chỉ chiếm 0,02% cổ phần ở ExxonMobil như Engine No.1 thuyết phục được đại hội đồng cổ đông của tập đoàn khổng lồ này bầu ba nhân vật của họ vào hội đồng quản trị?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới