(KTSG Online) - Một số chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có thể chấp nhận mức lạm phát cao hơn mục tiêu 4% để cứu giúp nền kinh tế đang cần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu, giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh.
Tuy nhiên, trong bài viết của mình trên KTSG bản in phát hành sáng mai (28-7) có tựa đề Tại sao Việt Nam không nên chấp nhận lạm phát cao?, tác giả Đinh Tuấn Minh đã đưa ra cảnh báo: một khi các cơ quan điều hành chủ quan, “thả” cho lạm phát tăng 6-7% và cho rằng điều đó chỉ mang tính nhất thời, thì nó sẽ nhanh chóng trở thành dai dẳng.
Và Để dập được lửa lạm phát… (tựa bài viết của Phan Minh Ngọc), tác giả bài này cho rằng cho dù giá năng lượng, giá xăng dầu có giảm thì điều đó cũng không đồng nghĩa lạm phát sẽ tự khắc hạ nhiệt. Việc dập lửa lạm phát phải cần thêm điều kiện tiên quyết là Ngân hàng Nhà nước phải siết chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất điều hành.
Thực tế lạm phát ở nhiều nước đã cho thấy có nguyên nhân từ việc bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế để tăng cầu nhưng nguồn cung thì bị nghẽn do nhiều yếu tố tác động, từ đại dịch đến chiến tranh. Do vậy, Bài học chống lạm phát (tựa bài xã luận của KTSG trên mục Ý kiến) có thể rút ra đó là: việc ưu tiên chính sách không nên tập trung vào tăng trưởng GDP (bởi kinh tế phát triển nóng ắt áp lực lạm phát sẽ cao hơn); các gói giải cứu phải thiết kế sao cho không dẫn tới tăng cầu trong nước mà giúp tăng cung; lãi suất tăng ở mức nền kinh tế chịu được; không vì giá cả tăng ở nơi này nơi kia mà kiểm soát giá một cách phi thị trường hay kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa.
Các đề tài kinh tế - xã hội khác ở trong nước và trên thế giới:
Thị trường ngóng theo Fed (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà hồi phục trong tuần giao dịch trước dù khối lượng giao dịch chưa cải thiện nhiều.
Chứng khoán tháng 8 và bức tranh lợi nhuận quí 2 (Triêu Dương): Ảnh hưởng từ các đợt lao dốc của thị trường chứng khoán kể từ đầu quí 2, không có gì lạ khi nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả tiêu cực từ hoạt động đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp “tay ngang” lỗ chứng khoán lớn trong quí 2! (Linh Trang): Kiếm lời từ kênh đầu tư chứng khoán chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với các doanh nghiệp “tay ngang”.
Động lực lợi nhuận ngân hàng và thách thức nửa cuối năm (Thụy Lê): Bất chấp áp lực chi phí vốn gia tăng, nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực.
Hủy niêm yết cổ phiếu, cần quy định rõ (LS. Thân Trọng Lý - Nguyễn Thị Mỹ Linh): Quy định của pháp luật chưa có cơ chế đối thoại giữa các nhà đầu tư, tổ chức phát hành cổ phiếu và sàn giao dịch chứng khoán trước khi đi đến các quyết định chính thức về việc hủy niêm yết.
Mạng xã hội, sàn thương mại điện tử: Trách nhiệm pháp lý với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Nguyễn Lương Sỹ): Mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là những nơi thường diễn ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng nhất. Liệu những trang mạng xã hội và những sàn này có vô can?
Mạng xã hội Việt Nam và nguy cơ đánh mất lợi thế sân nhà (An Phước): Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã ban hành khung pháp lý về miễn trách nhiệm cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet trước hành vi xâm phạm quyền tác giả của người dùng. Đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ quy định này là mạng xã hội, nơi tiếp nhận lượng nội dung sáng tạo khổng lồ.
Thiếu vốn đầu tư, đường phục hồi du lịch quốc tế còn xa (Đào Loan): Nếu chỉ nói về lượng khách nội địa thì giới kinh doanh du lịch đã có mùa làm ăn “không thể tuyệt vời hơn” trong mùa hè này. Nhưng nhìn tổng thể thì đây là giai đoạn rất căng thẳng về vốn đầu tư, đặc biệt là với mảng du lịch quốc tế.
Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ thời hậu dịch (Song Hảo): Những lợi ích chính của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ngoài trong các hoạt động kế toán, tài chính và kiểm toán, còn là hỗ trợ quản lý, nâng cao chất lượng nhân sự và dịch vụ.
Thách thức của chuỗi bán lẻ thực phẩm tươi nhìn từ Bách hóa xanh (Lê Hoài Ân - Nguyễn Duy Khánh): Động cơ nào khiến ban lãnh đạo của Bách hóa xanh quyết định đóng cửa hàng loạt cửa hàng dù tổng doanh thu của chuỗi vẫn tăng trưởng tốt?
Khi phía tuyển dụng hủy ngang “Thư mời làm việc” (Lê Thị Hoa - Đoàn Thái Thanh): Tháng 8-9 là mùa tuyển dụng lớn thứ hai trong năm (thời điểm các tập đoàn mở đợt tuyển dụng sinh viên năm cuối hay sinh viên mới ra trường). Thông thường, ứng viên sẽ nhận được “Thư mời làm việc” sau khi phỏng vấn tuyển dụng thành công. Vậy thư mời làm việc có tính pháp lý như thế nào và trách nhiệm của phía tuyển dụng ra sao khi hủy ngang thư mời làm việc?
Mạng xã hội, clip video có thể gây “ngộ độc” trí não (Duy Ái): Lạm dụng nội dung mạng xã hội sẽ gây hại cho sức khỏe trí não. Cần lưu ý cân bằng những tác động tiêu cực bằng luyện tập thể dục, đọc sách…
Giải “Mâm xôi vàng” cho “Vua trễ giờ” (Quỳnh Đan): Nếu các hãng hàng không cứ tiếp tục chậm, trễ, nên chăng ngành hàng không thành lập một “giải” tương tự như Golden Raspberry Awards (tiếng Việt thường dịch là giải Mâm Xôi Vàng)?
Đằng sau những ruộng dưa bị phá (Khánh Hưng): Đằng sau những hành động tương tự việc phá hoại ruộng dưa là một bức tranh về nông thôn chưa được hiểu một cách thấu đáo.
Có nên săn nhân tài như thế? (TS. Nguyễn Minh Hòa): Chương trình thu hút người tài ở TPHCM và các trường đại học đã được đưa ra từ năm 2005, có lúc sôi động, có lúc trầm lắng, nhưng cơ bản cho đến nay là chưa bao giờ thành công.
Đô thị sáng tạo cần một bước nhảy Alpha (Trần Hương Giang): Đề án “Hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố…” (tức thành phố Thủ Đức - TPHCM) chính thức được phê duyệt. Lần đầu tiên, câu chuyện về một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo được đưa vào chính sách quy hoạch như một tiền đề quan trọng của nền kinh tế tri thức.
Tiếng Anh, IT và doanh nhân toàn cầu (Hiệu Minh): Thông tiếng Anh và thạo IT chính là chìa khóa cho doanh nhân từ các nước nghèo và đang phát triển vươn lên tầm vóc… toàn cầu.
Bước chuyển… mùa đông công nghệ (Trịnh Hoàng): Dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2021 với 621 tỉ đô la Mỹ. Nhưng doanh thu nửa đầu năm 2022 của ngành này sụt giảm, nhân sự bị cắt giảm… Điều gì đang thực sự diễn ra?
Những biến tướng ngày càng tinh vi của lừa đảo đầu tư trực tuyến (Đặng Ngọc Quang): Đã xuất hiện một loại hình lừa đảo mới và tinh vi - kết hợp lừa tình và lừa đầu tư với nhiều thủ đoạn lợi dụng tình cảm, kiểm soát cảm xúc…
Nắng nóng làm tăng thêm mối lo suy thoái kinh tế (Lạc Diệp): Vốn đã chật vật vì tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục, các nền kinh tế lớn tại Mỹ và châu Âu lại đang phải đối mặt những thách thức mới từ thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Trục trặc thuế tối thiểu toàn cầu (Thư Kỳ): Hiện nay các tập đoàn rất rành chuyện tránh thuế. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, có đến ba phần tư doanh thu được tạo ra ở nước Mỹ nhưng chỉ khai mức lợi nhuận chịu thuế ở Mỹ là 1%.
Khủng hoảng nợ của nước nghèo (Nguyễn Vũ): Báo chí đưa tin về khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka, nhưng thật ra, còn nhiều nước đang phát triển khác lâm cảnh nợ nần khó trả, có thể tạo ra một đợt vỡ nợ mới.
Các vụ bê bối làm lung lay niềm tin vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc (Song Thanh): Ngành ngân hàng Trung Quốc vừa phải đối mặt với hai cú sốc lớn: vụ lừa đảo tài chính tại các ngân hàng nông thôn và làn sóng dừng trả nợ liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Các vụ bê bối bộc lộ những rủi ro mang tính hệ thống và làm xói mòn niềm tin của người dân vào ngành ngân hàng Trung Quốc.
Cước phí vận chuyển giảm do nhu cầu hạ nhiệt (Ngọc Thanh): Những ngày huy hoàng của các hợp đồng vận chuyển hàng hóa giá cao đang xa dần khi nhu cầu tiêu thụ chậm lại và nền kinh tế Mỹ thì bất định.
Về khuyển và người (Trần Thanh Tâm): Trong số tất cả các loài động vật, chó trung thành nhất và là bạn tốt nhất của con người. Vì sao chó là bạn tốt nhất của người mà không phải là chính con người?
Sài Gòn mưa (Nguyễn Mai Hạnh): Mưa gió lạnh lẽo ư? Không đâu, ấm áp lắm. Vì tình người Sài Gòn không gì đong đếm được...
Mời bạn đọc đón xem!