Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 34-2022: Cải cách thuế đất

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Các đề tài về kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới sẽ có trong KTSG số 34 bản in phát hành ngày 25-8. Đó là những bài viết về cải cách thuế sử dụng đất, tình hình nợ công của Việt Nam, bẫy nợ cho giới trẻ Mỹ khi mua hàng trước trả sau, kinh tế Trung Quốc suy giảm… cùng một số bài ở trang Doanh nhân Doanh nghiệp, Văn hóa Xã hội, Kinh tế thế giới. 

Các bài viết cụ thể trên số báo tuần này:

Mục Ý kiến: Thuận lợi hơn nhưng cho ai?: Chính sách ra đời sau về nguyên tắc phải thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, thông suốt hơn chính sách mà nó thay thế. Về phương diện này, chính sách quản lý dân cư bằng cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành công an chắc là thuận lợi hơn rất nhiều so với phương cách quản lý bằng sổ hộ khẩu.

Lộ trình cải cách thuế sử dụng đất (Đặng Hùng Võ): Những việc phải làm để đổi mới sắc thuế sử dụng đất nhiều lắm, phải nghiên cứu kỹ để đề ra một lộ trình phù hợp.

Một góc nhìn khác về tình hình nợ công (Phan Minh Ngọc): Bản tin nợ công số 14 của Bộ Tài chính cho thấy một bức tranh rất khả quan về tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay. Theo đó, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đã giảm rất mạnh, từ mức 61,4% GDP năm 2017 xuống còn 43,1% GDP năm 2021.

Hỗ trợ lãi suất 2%, vì sao triển khai chậm? (Thụy Lê): Tiến độ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% vẫn chưa đạt kỳ vọng, nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn chưa thể tiếp cận vốn vay theo gói này. Nguyên nhân vì sao và cần có những giải pháp gì để thúc đẩy các ngân hàng chủ động thực hiện hiệu quả hơn?

Làn sóng dịch vụ “mua trước, trả sau” (Lưu Minh Sang - Trịnh Ngọc Nam): Tại Việt Nam, dịch vụ “mua trước, trả sau - buy now, pay later” (BNPL) cũng đã có những bước phát triển sơ khai với một số nhà cung cấp dịch vụ như Litnow, Fundiin, Wowmelo, Movi, Kredivo.

Mua trước, trả sau có thể đưa giới trẻ Mỹ vào bẫy nợ (Lạc Diệp): “Mua trước, trả sau” - hình thức mua trả góp không lãi suất trong ngắn hạn hiện đang bùng nổ tại Mỹ và đặc biệt được nhóm khách hàng trẻ tuổi ưa chuộng. Tuy nhiên, hình thức cho vay này có thể mang lại những rủi ro nghiêm trọng cho người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Khi kinh tế Trung Quốc suy giảm… (TS. Phạm Sỹ Thành): Mối quan tâm ngay lập tức đối với thế giới là sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa đến nền kinh tế toàn cầu…

Thách thức trong việc hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc (Song Thanh): Trung Quốc đang cố gắng vực dậy nền kinh tế suy yếu bằng cách áp dụng những cách thức từng mang lại thành công trong quá khứ: hạ lãi suất và tăng chi tiêu công. Nhưng các biện pháp này hiện bị cho là chưa đủ.

Lỗ hổng thuế không thể lấp kín (Nguyễn Vũ): Một lỗ hổng thuế ở Mỹ giúp những nhà tài phiệt giàu sụ đóng thuế bằng một nửa người thường, mặc dù được phát hiện từ năm 2007 song vẫn tồn tại dai dẳng đến nay. Đạo luật Giảm lạm phát gần đây nhất lúc đầu cũng có điều khoản lấp kín lỗ hổng này, nhưng phút chót phải bỏ ra do áp lực của giới vận động hành lang.

Kỳ vọng thanh khoản tăng với  “T+2”! (Thanh Thủy): Một môi trường đầu tư minh bạch, các quy định được thực thi công bằng, có cơ chế bảo vệ các cổ đông thiểu số, hàng hóa niêm yết chất lượng… là nền tảng để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư.

Chứng khoán - Khi bên mua bắt đầu sốt ruột (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những diễn biến tích cực từ đầu tháng 8-2022 đến nay, khi đi cùng với điểm số tăng ổn định là thanh khoản gia tăng, cho thấy dòng tiền dường như đã sốt ruột và bắt đầu nhập cuộc mạnh mẽ hơn.

Cạn room tín dụng, ngân hàng nào sẽ sớm được nới? (Linh Trang): Tính đến ngày 15-8-2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỉ đồng, tăng 9,62%. Trước đó, tính đến ngày 30-6-2022, tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đã lên tới 9,35%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại đáng kể trong gần hai tháng qua.

Làn sóng ngân hàng tăng vốn… (Tuệ Nhiên): Trong bối cảnh các ngân hàng vẫn chưa được nới room tín dụng, gần đây hàng loạt ngân hàng tiếp tục tăng vốn mạnh mẽ theo kế hoạch đã đề ra trong năm nay.

Làm gì để đón một xã hội già? (TS. Nguyễn Minh Hòa): Việt Nam là một trong số ít nước bước vào thời kỳ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, như thường nói “chưa kịp giàu đã già”. Và chúng ta dường như chưa chuẩn bị gì cho sự “già” này cả!

Về hưu ở Mỹ (Hiệu Minh): Sau khi ngưng làm việc thì sống như thế nào? Điều đó tùy lựa chọn của cá nhân, mỗi người lập kế hoạch cho riêng mình.

Giao dịch dữ liệu “đúng phép”? (Huỳnh Thiên Tứ): Chỉ trong hai tuần đầu tháng 8, đã có hơn hai vụ vi phạm dữ liệu cá nhân bị phanh phui… Gần một ngàn rưỡi gigabyte dữ liệu cá nhân giờ đã trôi nổi đâu đó ngoài kia. Thông tin của hơn 66 triệu người Việt Nam hiện đang nằm trong sự kiểm soát của ai đó không rõ.

Thực tại, ảo và thật (Thiên Kim): Khi thực tế ảo trở nên thật như thực tế “thật”, liệu chúng ta có đang đi vào kỷ nguyên của “thực tế song song”?

Kinh tế Anh: Ly nước nửa đầy hay nửa vơi (Hồ Quốc Tuấn): Lạm phát không chỉ là một loại thuế đánh vào người nghèo, nó còn đào sâu bất bình đẳng trong xã hội và ngăn cản người trẻ đổi đời. Một xã hội nơi mà cơ hội đổi đời khó khăn như vậy mới đáng lo. Nó không còn đưa ra những tia hy vọng để người trẻ phấn đấu nữa.

Điều gì xảy ra nếu bỏ room tín dụng (Lê Hoài Ân - Nguyễn Thị Như Hảo): Việc bỏ room tín dụng sẽ có thể khiến cho vai trò định hướng nguồn vốn của NHNN sẽ vấp phải rất nhiều hạn chế so với những gì đang có hiện tại, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tín dụng của nền kinh tế trong việc tạo ra tăng trưởng.

Phát triển vùng ĐBSCL: để 13 cây đũa trở thành một bó đũa (Nguyễn Văn Sánh): Mỗi khi bàn về phát triển cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề liên kết vùng lại được đặt ra. Đó là câu chuyện đã bàn từ 20 năm nay và cũng đã có những quyết định rất cụ thể từ Bộ Chính trị, Chính phủ, nhưng tới giờ vẫn còn loay hoay.

Công ty con kiện công ty mẹ (Thư Kỳ): Ai đời một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu một công ty mẹ lại đi kiện công ty mẹ ra tòa - thế nhưng câu chuyện khó tin này đang xảy ra với tập đoàn Unilever và công ty con chuyên làm kem Ben&Jerry’s.

Đến lượt các cảng Bờ Đông Mỹ tắc nghẽn (Ngọc Thanh): Các nhà nhập khẩu Mỹ di chuyển sang các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico để tìm cách thoát khỏi tắc nghẽn tại các cửa ngõ Bờ Tây, lại đang tạo ra những đợt ùn ứ mới tại các cảng ở khu vực này.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa hạ nhiệt (Ngọc Thanh): Số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt ở Mỹ đang chững lại và thậm chí giảm do lạm phát ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng là dấu hiệu không tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Bảo vệ di sản đâu chỉ để phát triển du lịch (Trần Tuệ Tri): Di sản là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên tầm quốc tế. Di sản được quản lý hiệu quả sẽ tạo ra giá trị cao cho du lịch và kinh tế.

Học cách bảo vệ di sản và phát triển du lịch của Nhật Bản (Trần Tuệ Tri): Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - con số cao nhất Đông Nam Á cùng với Indonesia. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề trong việc kết hợp giữa bảo tồn di tích và khai thác du lịch.

Những điều cần lưu ý khi tăng lương tối thiểu (Ngô Thị Ngọc): Thường thì việc tăng mức lương tối thiểu vùng không có sự tác động quá lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa, nhưng tác động lớn đến chi phí tiền lương tại những doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và có số lượng lao động phổ thông đông đảo.

Muốn là đảo ngọc, Phú Quốc cần tránh lặp lại sai lầm của Bali (Song Nghi): Cùng là điểm đến của du lịch xanh, tình trạng ô nhiễm rác thải và nguồn nước trầm trọng của đảo Phú Quốc đang lập lại vết xe đổ của đảo Bali trước đây. Tuy nhiên, cách làm của Bali để thoát khỏi ô nhiễm khá đồng bộ và cương quyết, rất đáng để Phú Quốc tham khảo trước khi quá muộn.

“Sâu” có nghĩa là gì? (Lê Hữu Huy): “Sâu” (Depth) là một khái niệm không hề đơn giản trong học thuật nhưng một số nhà giáo dục lại sử dụng thuật ngữ này một cách tự tin với những xem xét hay đánh giá mang tính chủ quan.

Cơ khổ chuyện… “cơm hàng cháo chợ” (Trần Thanh Bình): TPHCM có hàng triệu người từ khắp nơi đến tìm kế mưu sinh như thế. Những lát cắt chuyện đời khi ta thoáng gặp đã vun đắp cho tâm tưởng thêm nhiều điều suy ngẫm về đời sống. Nhưng cái sự leo thang của giá cả sau đại dịch, đặc biệt là những tháng gần đây, đã làm thâm hụt hầu bao của rất nhiều người lao động ngoại tỉnh.

Căn cốt của vỉa hè Sài Gòn (Nguyễn An Nam): Việc đặt một viên gạch và một cái chai để chào bán xăng, hay một chiếc vỏ lốp xe nói rằng ở đây có người bơm, vá xe... Tất cả những hiện tượng đó làm nên ngôn ngữ và bức tranh sinh động của đời sống vỉa hè.

Chính quyền ghi sai, dân phải làm đơn “xin” sửa! (Mục Nhĩ): Việc chính quyền nhập thông tin sai rồi đòi người dân phải làm đơn xin sửa cái sai không phải do mình gây ra nên chấm dứt càng sớm càng tốt. Điều này nên đặt ra như một tiêu chí bắt buộc của đô thị thông minh.

Nhớ ông Sơn Nam (Huỳnh Kim): …“Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa. Ông vua mà không nhân nghĩa thì sẽ bị cái nhân nghĩa của nhân dân “cách cái mạng”…

Bão lại đổ bộ vào… áo dài (Lê Kyo): Chiếc áo dài một lần nữa lại gây bão… Thật thú vị vì cơn bão đổ bộ vào áo dài nam giới.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới