Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 35-2021: Chính sách kinh tế thời Covid

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Về mặt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vượt qua cuộc khủng hoảng trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đang và nên như thế nào?

Theo tác giả Trần Hùng Sơn của bài viết trên KTSG bản in sáng mai (26-8) có tựa đề Hỗ trợ doanh nghiệp tái tạo việc làm và dòng tiền vào, cần thiết có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động trở lại ngay sau khi kết thúc làn sóng dịch, và Chính phủ cần dịch chuyển rủi ro về phía mình qua các gói hỗ trợ tín dụng và bảo lãnh cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ở bài viết khác của cùng tác giả với tựa đề Quy mô và nguồn tài trợ cho gói hỗ trợ kinh tế, tác giả cho rằng mỗi lựa chọn chính sách đều có ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên cần tính đến việc sử dụng mọi phương cách để hồi phục kinh tế và chấp nhận những rủi ro đi kèm.

Một số góc nhìn khác về chính sách kinh tế thời Covid:

Hỗ trợ doanh nghiệp: cần biện pháp mới và khẩn cấp thực hiện (Trần Văn Thọ): Giúp doanh nghiệp có sức chống chịu trong thời gian dịch bệnh là tiền đề để ổn định cuộc sống của người lao động và khôi phục sản xuất trong giai đoạn tới.

Bài toán lao động nhập cư hậu phong tỏa (Châu Phan): Hậu đại dịch, doanh nghiệp ở các trung tâm công nghiệp nhiều khả năng sẽ phải đối diện tình trạng thiếu hụt lao động, thậm chí đến mức trầm trọng.

Dự thảo Thông tư 01 và 03 có đáp ứng kỳ vọng? (Thụy Lê): Các chính sách tái cơ cấu nợ phải liên tục cập nhật và thay đổi, cho thấy tầm nhìn chính sách thời gian qua ít nhiều mang tính ngắn hạn, không theo kịp biến động thực tế; khả năng dự báo của chính sách cũng hạn chế.

Sự va đập của những giá trị trong thời kỳ Covid-19 (Trần Hương Giang): Các vấn đề nan giải trong đại dịch Covid-19 rất phức tạp về mặt xã hội và hầu như không hoàn toàn nằm trong trách nhiệm giải quyết của riêng một tổ chức nào. Một chính sách ra đời nếu cứ khăng khăng giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thì sẽ có nguy cơ gây mâu thuẫn với các vấn đề khác.

Góc nhìn cá nhân và góc nhìn xã hội (mục Ý kiến): Một chiến lược phòng chống Covid-19 thành công phải là một chiến lược được nhìn từ cả nhãn quan cộng đồng lẫn góc nhìn cá nhân. Các chính sách hay chiến lược, nếu bỏ qua số phận từng cá nhân chịu tác động, thì sẽ khó đạt được thành công như mong đợi.

Đằng sau các hoạt động phi lý trong mùa dịch (Lê Hoài Ân – Nguyễn Duy Khánh): Hình ảnh những dòng người lao động xuôi ngược về quê, hay hàng dài người xếp hàng trước các siêu thị, nếu nhìn dưới động cơ kinh tế, có một mức độ hợp lý nhất định.

Các vấn đề kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Thanh khoản đạt mức kỷ lục trong phiên VN-Index lao dốc! (Thanh Thủy): Áp lực bán mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần qua (20-8) khiến chỉ số VN-Index chốt tuần tại mốc 1.329 điểm, giảm 2,04% so với tuần trước đó, đồng thời chấm dứt chuỗi ba tuần tăng liên tiếp.

Vì đâu cổ phiếu phân bón “ngược sóng” thị trường? (Linh Trang): Nhóm cổ phiếu phân bón “dậy sóng” nhờ có kết quả kinh doanh tích cực trong sáu tháng đầu năm và kết quả này được kỳ vọng sẽ tiếp tục khả quan sau khi Trung Quốc ban hành lệnh tạm thời ngừng xuất khẩu phân bón.

Giải mã nghịch lý tăng trưởng của cổ phiếu ngành y tế (Ngô Ngọc Anh – Lê Hoài Ân): Trong bối cảnh dịch bệnh, ngành y tế trên toàn cầu tăng trưởng vượt trội do được “hưởng lợi” nhiều từ gia tăng nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại cho thấy một câu chuyện khác, phản ánh những đặc điểm trong cấu trúc đặc thù của y tế Việt Nam.

Chứng khoán – vì đâu bán tháo trở lại? (Triêu Dương): Điểm số giảm mạnh kèm với khối lượng tăng vọt là tín hiệu rất xấu. Ngoài nỗi lo ngại về tình hình dịch bệnh trong nước, chứng khoán Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ diễn biến điều chỉnh của các thị trường trên thế giới, nhất là khi khối ngoại mạnh tay bán ròng trở lại.

Khi quy hoạch đi sau sự vận động của thị trường (Trung Tuân): Khu bến cảng Cát Lái có thể được em là phát triển thành công thay vì dán nhãn nó phá vỡ quy hoạch.

Cần đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển (Lê Duy Hiệp): Đội tàu biển Việt Nam chỉ chiếm thị phần 7% của hơn 22 triệu TEU sản lượng container thông qua các cảng biển năm 2020. Việc phát triển đội tàu container lớn là quan trọng và cần thiết.

Dữ liệu cá nhân trong dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới (Nguyễn Lan Phương – Nguyễn Quang Đồng): Mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận và quy định pháp luật về chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới sao cho phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của đất nước về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và đảm bảo quyền công dân, an ninh quốc gia.

Kiểm soát Covid-19 là biện pháp kinh tế tốt nhất, bài học từ Thụy Điển (Trần Quốc Hùng): Thụy Điển có mức nhiễm bệnh và tử vong rất cao, nhưng tăng trưởng kinh tế không khác nhiều so với các nước láng giềng áp dụng phong tỏa và giãn cách xã hội chặt chẽ hơn.

Internet và mạng xã hội có làm chúng ta thông minh hơn? (Thiên Kim): Nhiều chuyên gia cho rằng Internet có thể làm cho rất nhiều người trở nên lười tư duy, vì họ sử dụng Internet để nạp thông tin chứ không dùng như một phương tiện hỗ trợ suy nghĩ sáng tạo.

“Công dân doanh nghiệp” mới thời hậu dịch Covid (Hồ Nguyên Thảo): Trách nhiệm xã hội là một trong những bước đệm để doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) theo tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập và tìm đến các thị trường lớn, bền vững.

Từ fusion food bàn chuyện án thực phẩm và nông sản Việt Nam cho thế giới (Hồ Nguyên Thảo): Fusion food là dòng ẩm thực dung hòa các phong cách ẩm thực khác nhau. Liệu chúng ta có thể đi xa đến đâu nếu nương theo trào lưu fusion food để đưa cà phê, nước mắm và nông sản Việt lên bàn ăn ở nước ngoài?

Muôn vàn khó khăn để duy trì sản xuất (An Yên): Trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp đang bị “bào mòn” bởi dịch bệnh, những giải pháp hỗ trợ duy trì sản xuất cần sớm được đề xuất trên tinh thần sáng tạo, chủ động và áp dụng kịp thời nhằm giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.

Mã nguồn mở: chưa bao giờ là bữa tiệc bày sẵn miễn phí (ThS. Trần Châu Hoài Hận): Lợi ích của các mã nguồn mở là điều không cần tranh cãi, tuy nhiên, chúng chưa bao giờ miễn phí và rất nhiều doanh nghiệp dùng mã nguồn mở đã bị kiện vì… vi phạm quyền tác giả.

Thất bại mà tốt (Lê Hữu Huy): Để nuôi dưỡng sự sáng tạo, môi trường học đường cần có một bầu khí khác, nơi mọi người có thể thử nghiệm, sai lầm, thất bại và tìm ra cách vượt qua thất bại.

Nỗi lo học trực tuyến (Nam Thụ): Trực tuyến có thể là một môi trường học từ xa, học thêm đầy thú vị, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc đến trường học, nhất là đối với các cấp nhỏ như tiểu học.

Giảm tiền nhà trọ: Đâu thể nào bắt đầu từ… “khúc giữa” (Song Nghi): Các chủ nhà trọ vẫn đầu tắt mặt tối xoay tiền trả ngân hàng mỗi tháng trong suốt mùa dịch, trong khi nguồn thu từ nhà trọ giảm nhiều. Việc kêu gọi, vận động giảm tiền thuê nhà trọ không thể “ngắt ngang khúc giữa”.

Đứng trước tương lai bất định (Sông An): Covid-19 với những biến chủng vẫn là ẩn số chưa được lý giải đầy đủ. Tương lai là bất định. Điều chúng ta cần làm là tự trang bị khả năng thích ứng trước các tình huống, khả năng hòa nhập vào nhiều kiểu môi trường.

Tăng cơ hội trị liệu tâm lý cho nhóm dễ tổn thương (Nguyễn An Nam gặp gỡ thạc sĩ trị liệu nghệ thuật Nguyễn Hương Linh): Tạo các mạng lưới chuyên gia, hiệp hội ngành trị liệu tâm lý là việc rất cần thiết để qua đó thống nhất các yêu cầu, quy định, quy chế về đào tạo; chuẩn mực đạo đức khi hành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho các bên cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Cảnh giác với cảm xúc tiêu cực (BS. Lê Hùng): Cảm xúc tiêu cực thường không biến mất mà rơi vào tiềm thức, trú ngụ tại đó dưới dạng những “hạt giống bất thiện” (unwholesome seeds) và âm thầm chờ đợi “thời cơ” xuất hiện trở lại một cách mạnh mẽ và nguy hiểm hơn.

Sống chậm nhưng không… lười (Thanh Thảo): Sống chậm nhưng vẫn đầy trách nhiệm với cuộc sống. Sống chậm nhưng không bao giờ từ chối nghĩa vụ của mình. Sống chậm nhưng biết sống vì người khác. Tất cả những điều ấy đều đối lập với sự lười biếng.

Trang Kinh tế thế giới:

Biến thể Delta đe dọa năng lực sản xuất của châu Á (Song Thanh): Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, châu Á đã ứng phó tốt và trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Delta đã và đang đẩy nhiều nhà máy và bến cảng châu Á vào tình trạng hỗn loạn.

Các nước châu Á tăng tốc cuộc đua vaccin nội địa (Lạc Diệp): Nhiều quốc gia châu Á đang cố gắng tự phát triển vaccin để giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.

Vaccin và chuyện bản quyền (Nguyễn Vũ): Nhà nghiên cứu Nam Phi – Glenda Gray: “Lẽ ra các hãng dược phải ưu tiên giao vaccin cho các nước nghèo từng tham gia vào quá trình thử nghiệm và sản xuất. Bởi nếu không, chẳng khác nào một nước làm ra thức ăn cho thế giới trong khi dân nước mình lại chịu đói”.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới