Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 42-2022: Căng thẳng tỷ giá và lãi suất

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng tỷ giá trung tâm lên 23.586 đồng/đô la và nới biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% (tăng thêm 2%). Theo đó, giá trần giao dịch đô la Mỹ của ngân hàng thương mại có thể đạt gần 24.800 đồng/đô la.

Trong bài của tác giả Hồ Quốc Tuấn trên KTSG bản in sáng mai (20-10) có tựa đề Căng thẳng tỷ giá và lãi suất – phần chìm của tảng băng ở đâu?, tác giả cho rằng động thái của NHNN là hợp lý và bắt buộc vì không còn nhiều dư địa về phía lãi suất cũng như dự trữ ngoại hối để giữ mốc tỷ giá hiện nay. Song áp lực đô la Mỹ chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài; áp lực thanh khoản có yếu tố chủ quan nội tại vẫn cần phải tích cực tháo gỡ.

Trong ghi nhận tiếp theo của Trịnh Duy, một số chuyên gia cũng đưa ra góc nhìn đối với việc Nới biên độ vì khó giữ ổn định tỷ giá (tựa bài viết).

Còn theo tác giả Phan Minh Ngọc (bài Mục đích nới biên độ tỷ giá), việc nâng mạnh biên độ tỷ giá của NHNN là bước đi đáng kể để tiến gần chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, thay vì chính sách neo gắn tiền đồng với đô la Mỹ (chính sách tỷ giá ổn định).

Và nhìn câu chuyện đô la Mỹ tăng giá ở bình diện kinh tế thế giới, trong bài Đô la là tất cả, tác giả Nguyễn Phán giải thích lý do đô la Mỹ tăng mạnh vì nó đang là “chiếc áo sạch nhất trong đống đồ chưa giặt”. Đó là vì giá năng lượng cao đang làm cho các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng gặp khó khăn. Và tác giả cũng đưa ra dự báo: “Khi đô la Mỹ mạnh đã xuất hiện đầy trên mặt báo thì thời điểm nó xoay chiều không còn xa”.

Các nội dung theo dòng thời sự khác trên cùng số báo:

Quốc hội họp kỳ cuối năm (An Nhiên): Kỳ họp lần này của Quốc hội có khối lượng công việc rất lớn và nhiều nội dung quan trọng, nhưng dự kiến chỉ kéo dài 21 ngày, tức rút ngắn hơn chục ngày so với thông thường.

“Sống chung” với lãi suất tăng (Châu Phan): Tình hình kinh tế vĩ mô trở nên căng thẳng hơn. NHNN đã phải chính thức tăng lãi suất điều hành sau khi lãi suất huy động và cho vay đã tăng đáng kể.

Sẽ còn thêm một đợt tăng lãi suất điều hành trong năm nay? (Thụy Lê): Nhu cầu huy động vốn trung, dài hạn vẫn rất lớn và thanh khoản hệ thống vẫn đang chịu không ít áp lực sau một số sự kiện. Lãi suất được dự báo sẽ còn đi lên trong thời gian tới…

Doanh nghiệp bắt đầu cảm nhận được khó khăn (Hoàng Minh): Bất ổn tỷ giá, lạm phát và những biến động trên thị trường là thách thức cho cả doanh nghiệp tiêu thụ trong nước lẫn xuất nhập khẩu.

Ổn định bộ khung, ổn định hệ thống (TS. Võ Đình Trí): NHNN quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng SCB để xử lý khủng hoảng ở ngân hàng này. Đây là giải pháp kịp thời để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống cũng như quyền lợi của người dân và doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.

Kỷ luật thị trường đối với các ngân hàng tại Việt Nam (Trần Hùng Sơn): Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là một trong những vấn đề được các nhà hoạch định chính sách quan tâm hàng đầu thông qua tăng cường hiệu quả các yếu tố kỷ luật liên quan việc chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng.

Luôn cần “móng tay nhọn” để trị “vỏ quýt dày” (mục Ý kiến): Bên cạnh siết lại các quy định để hạn chế rủi ro thì cũng cần làm cho công chúng hiểu: Nhà nước đảm bảo các khoản tiền gửi của người dân, nhưng người dân cũng phải biết rằng lợi nhuận cao hơn phải đổi bằng độ rủi ro cao hơn, để họ phải cân nhắc.

Rủi ro trong ngắn hạn vẫn lớn! (Thanh Thủy): Diễn biến thị trường chứng khoán hiện nay rất khó xác định liệu các tin xấu đã được chiết khấu hết vào giá cổ phiếu hay chưa. Rủi ro trong ngắn hạn vẫn khó lường.

Kết quả kinh doanh quí 3 sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán? (Triêu Dương): GDP quí 3 tăng kỷ lục 13,67% dựa trên nền tảng thấp của cùng kỳ năm 2021. Có những dự báo về lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng vượt bậc.

Một quí kinh doanh khó khăn của ngành thép! (Đăng Linh): Với nhiều khó khăn bủa vây, lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép trong quí 3 được dự báo sẽ sụt giảm mạnh so với mức đỉnh của cùng kỳ năm ngoái.

Nhân tài và đồng lương: bao nhiêu “thực” mới vực được “đạo”? (Khánh Nguyên): Nhân tài không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Giữ chân nhân tài bằng đồng lương liệu có là giải pháp tối ưu, và bao nhiêu mới là đủ?

“Zero-hours contract” và các vấn đề pháp lý (Vũ Ngọc Yến – Lại Thị Diệu Thùy): Đã có ý kiến cho rằng Việt Nam cần bổ sung quy định về “hợp đồng không giờ” vào Bộ luật Lao động, nhưng tính chất của loại hợp đồng này đang có những xung đột với pháp luật lao động hiện hành.

Shark Tank: đừng để bị đuối nước (Nguyễn Ngọc Trâm): Việc đảm bảo quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ có thể là yếu tố quyết định sự thành công (hay thất bại) cho một dự án và cho cả các nhà đầu tư “cá mập”.

Nhà quản lý “đổ xô” đi học kỹ năng thấu cảm (Ngọc Thanh): Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang học cách hiểu cảm xúc của người lao động trong nỗ lực cải thiện môi trường làm việc.

Vì sao sự thấu cảm lại rất quan trọng (Lê Hữu Huy): Chúng ta đã nghĩ sai về cảm xúc như một loại “kỹ năng mềm” và loại bỏ chúng ở nơi làm việc cũng như trong cuộc sống nghề nghiệp. Nhưng như vậy là chúng ta đã tạo ra môi trường thiếu nhân văn, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần và tình cảm của chính chúng ta.

Hạ tầng mong manh: “bệnh kẹt xe, ngập” đã thành… mãn tính (Mục Nhĩ): Các “bài thuốc” trị “bệnh kẹt xe”, “bệnh ngập” áp dụng từ hàng chục năm qua đã không giúp được gì nhiều. Bệnh tình nay dường như đã thành… mãn tính và di căn.

Khi luận án mang hơi thở cuộc sống (TS. Nguyễn Hoàng Chương): Vụ việc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về áo ngực biết đâu lại có thể gợi mở cho những “lò ấp tiến sĩ” về những đề tài luận án thiết thực – từ cuộc sống và vì cuộc sống.

Còn nhiều việc cần làm trước khi thu phí vào nội đô (Trần Văn Tường): Việc thu phí ô tô vào nội đô cần chọn một thời điểm thích hợp để đảm bảo khả năng thực thi tốt. Đó có thể là khi hoàn thành tuyến metro số 1 cùng với việc tổ chức kết nối giao thông bằng xe buýt, đi bộ và xe đạp công cộng.

Pháp luật về tập trung kinh tế: Ba năm sau vụ Grab mua lại Uber (Tú Bình trao đổi với luật sư Trương Hữu Ngữ – người có tham luận chính tại hội thảo ‘Các khía cạnh chính khi đánh giá một giao dịch M&A có “gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”: Lý thuyết và thực tiễn’): Việt Nam nên điều chỉnh quy định về thông báo tập trung kinh tế cho hợp lý hơn.

Khi xã hội tôn thờ… “follower” (Khánh Hưng): Tách khỏi “đám đông triệu người follow”, người trẻ có thể hình thành quan điểm sống độc lập và tinh thần tự túc mà không bị những thứ hào nhoáng, những điều ồn ã chi phối.

Đừng quên khen vợ! (Vũ Thị Huyền Trang): Đàn ông Việt thường cất lời tử tế như đàn bà cất son trong túi xách, chỉ mang ra dỗ ngọt người đời, còn sót lại lời cục cằn đá sỏi thì mang về nhà. Nhưng nghiên cứu cho biết, khen ngợi là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Cuối tuần mình đi đâu? (TS. Nguyễn Minh Hòa): Vấn đề về không gian vui chơi gần gũi thiên nhiên trong các thành phố là vấn đề lớn ở các nước phát triển, nhưng lại ít được các nhà chức trách nước ta để ý, qua một câu chuyện cách nay không lâu…

Có một mùa gió ở bến sông (Phú Thành): Cơn gió chuyển mùa nhắc nhớ: “Tết này bạn được nghỉ bao nhiêu ngày, ăn Tết ở đâu?” – những câu hỏi xưa như trái đất mà khi quan tâm, lòng người ta cảm thấy dịu êm và ấm áp.

Các đề tài kinh tế thế giới:

Trung Quốc sẽ không dễ từ bỏ chính sách zero Covid (Lạc Diệp): Các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc đang tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính phủ nước này sẽ từ bỏ chính sách chống dịch zero Covid, nhưng sự thay đổi được cho là không thể diễn ra trong ngắn hạn.

Ngành du lịch khó phục hồi khi thiếu du khách từ Trung Quốc (Song Thanh): Ngành du lịch châu Á – Thái Bình Dương đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhưng con đường dẫn tới sự phục hồi hoàn toàn sẽ phải đối mặt nhiều thách thức.

Ngành chip sẽ ra sao trước cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? (Ngân Diệp): Các biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế khả năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc được dự báo sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho ngành bán dẫn toàn cầu.

Sri Lanka xin làm nước nghèo (Hồ Nguyên Thảo): Kế hoạch vươn lên thành nước có thu nhập trung bình cao trong năm 2022 của Sri Lanka phải bỏ dở giữa chừng. Nước này đang xin được hưởng chính sách “hộ nghèo”.

Điện từ không gian (Thư Kỳ): Để giải quyết vấn đề điện mặt trời không thể phát vào ban đêm hay vào những ngày mưa gió, người ta tìm đến các giải pháp mới bao gồm cả chuyện sản xuất điện từ ngoài không gian rồi chuyển về tiêu thụ dưới mặt đất.

Khi nhà tư vấn bị sai! (Nguyễn Vũ): Tổng doanh thu của ba hãng tư vấn lớn nhất – McKinsey, Boston Consulting Group và Bain & Company – lên đến gần 30 tỉ đô la Mỹ vào năm 2021, nhưng cả ba đang bị ngập chìm trong các vụ tai tiếng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới