(KTSG Online) - Việt Nam đã định hướng một mục tiêu rất tham vọng khi muốn trở thành “quốc gia số” phát triển hàng đầu khu vực. Nhưng câu hỏi lớn là liệu Việt Nam có năng lực và cách thức thực thi như thế nào để hiện thực hóa tham vọng đó.
Vấn đề này đã được tác giả Nguyễn Quang Đồng đề cập trong bài viết có tựa đề Tham vọng chuyển đổi số toàn diện - Việt Nam và thế giới trên báo KTSG bản in phát hành sáng mai (9-12).
Trong cụm nội dung bàn về chuyển đổi số toàn diện còn có các bài viết:
Đi xa hơn chuyển đổi số (bài xã luận của KTSG ở mục Ý kiến): Quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số là sự cách biệt trong khả năng tiếp cận. Sẽ có những người tiếp cận được những thuận lợi của nền kinh tế số, nhưng cũng có những người bị gạt ra rìa vì thiếu phương tiện cũng như kiến thức.
Không thể thiếu vai trò của điện toán đám mây (Trần Đăng Quang): Giải pháp phát triển chính phủ số là tái cấu trúc, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.
Thúc đẩy kinh tế số: Trông… Singapore (Phan Minh Ngọc): Singapore khởi động chương trình “Quốc gia thông minh” nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên toàn quốc. Mục tiêu là biến đảo quốc này trở thành động lực chính dẫn dắt làn sóng số hóa ở Đông Nam Á.
Các đề tài kinh tế - văn hóa - xã hội khác:
Thu ngân sách về đích sớm phản ánh rủi ro gì? (Phạm Thế Anh): Thay vì báo hiệu sự thịnh vượng thì sự vượt thu và thặng dư ngoài kế hoạch đang phản ánh rủi ro gia tăng phi mã của giá cả.
Thu ngân sách tăng mạnh - nên lo lắng hơn là vui mừng (Bùi Trinh): Thu ngân sách tăng cao trong khi cầu tiêu dùng trầm luân thì chẳng phải là một thành tích để tự hào. Nó thậm chí khiến doanh nghiệp và người dân có cảm giác đang bị tận thu.
Đối mặt với chủng mới Omicron: mong manh ranh giới nỗi sợ và hy vọng (Hồ Quốc Tuấn): Cho đến lúc này, không ai có thể biết rõ chủng Omicron sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế.
Đừng trả lời cho cộng đồng bằng từ “sốc phản vệ” chung chung (Nguyễn An Nam): Việc thực hiện chương trình tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi chắc hẳn không thể dừng lại sau những ca tử vong. Nhưng tính an toàn của vaccine, việc kiểm soát rủi ro một cách minh bạch, đặt trách nhiệm khoa học và giá trị cộng đồng cao hơn để bảo vệ tính mạng cho trẻ là điều mà xã hội đang đòi hỏi.
Đừng tranh cãi về “đúng quy trình”, hãy tìm cách giải quyết! (Song Nghi): Không thể tiếp tục cách điều phối xả lũ kiểu cắt khúc theo địa giới từng tỉnh như hiện tại. Phải chấm dứt tình trạng người dân phải trắng tay vì gánh chịu thiệt hại thay cho các nhà máy thủy điện.
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip - Có cần phải triệt để? (Thụy Lê): Liệu có cần thiết phải triệt để chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip khi mà các loại thẻ sẽ không còn tồn tại trong tương lai gần?
Chứng khoán tuần qua: Thách thức với VN-Index khi gói kích thích không như kỳ vọng (Thanh Thủy).
Cổ phiếu thủy sản “bứt tốc” vì đâu? (Linh Trang): Ngoài việc hưởng lợi từ giá trị xuất khẩu phục hồi thì từ đầu tháng 10-2021, giá cước vận tải trên nhiều tuyến quốc tế hạ nhiệt, giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Dòng tiền đầu cơ và an toàn của hệ thống tài chính (Lê Hoài Ân - Trần Viết Lảm): Có một rủi ro tiềm tàng: thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường tài chính.
Đòn cân tâm lý ngắn hạn của thị trường (TS. Võ Đình Trí): Những cơn rung lắc mạnh trong ngắn hạn luôn là cách mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp cài bẫy và sàng lọc nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và yếu tâm lý.
TPHCM quyết tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (Quốc Hùng): TPHCM đã chuẩn bị quỹ đất hơn 300 héc ta để phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Doanh nghiệp nhỏ đang bị bỏ rơi (Nguyễn Việt Dũng): Hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chịu tác động mạnh từ đại dịch, khả năng tự phục hồi kém nhưng lại đóng góp một phần quan trọng trong giảm tải áp lực an sinh xã hội, là một trong những động lực kích cầu.
Đã đến lúc kết thúc sứ mệnh của các chuyến bay hồi hương (Đào Loan): Cần nhanh chóng nối lại các đường bay thương mại để giảm chi phí và tháo dỡ các quy định khó khăn về thị thực, xét duyệt nhân sự…
Du lịch Cần Giờ - những điều trăn trở (Nguyễn Văn Mỹ): Cùng với khu vực trung tâm thành phố và địa danh du lịch Củ Chi, việc phát triển du lịch Cần Giờ sẽ tạo thế chân vạc giúp du lịch TPHCM phát triển cân đối hơn. Nhưng để du lịch Cần Giờ có thể tăng tốc thì còn rất nhiều việc phải làm…
Những bất cập khi vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội (Ngô Thị Ngọc - Hoàng Minh Khánh): Có khoảng cách khá lớn từ chính sách đến thực thi chính sách ưu đãi doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội. Rất nhiều rào cản trong quá trình thực hiện mà nổi cộm là sự rối rắm khi lập hồ sơ vay.
Ngân hàng thu giữ tài sản siết nợ - vì đâu gây tranh cãi? (Lưu Minh Sang - Đoàn Thị Phương Diệp): Vấn đề cốt lõi khi điều chỉnh hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm là cơ chế kiểm soát nguy cơ lạm quyền của ngân hàng.
Nền thể thao thiếu nhân lực quản trị kinh doanh (Trịnh Nguyễn): Cao hơn mức độ xã hội hóa, thể thao cần phải được coi là một ngành kinh tế. Thị trường thể thao đang rất cần những bàn tay, khối óc quản trị kinh doanh.
Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên - ai giữ bản quyền? (Lê Thiên Hương): Trong một số lĩnh vực, một bài tập tốt nghiệp của sinh viên chỉ cần là một “sản phẩm sáng tạo” thì đã được coi là tác phẩm có thể được luật về bản quyền bảo vệ.
Con trai hay con gái, cũng đều là con (Thanh Thảo): Cư dân mạng lại mới dậy sóng trước phát ngôn của một chàng trai trong game show Hành lý tình yêu, rằng anh sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai. Thật choáng khi cho tới ngày nay, chuyện sinh con trai hay con gái vẫn còn được đưa ra bàn tán.
Dưới vòm Sa la (Trần Thanh Bình): Bước qua tháng cuối năm, Sài Gòn vẫn đang nghe ngóng xen lẫn tất bật kể từ sau đêm tưởng niệm các nạn nhân của đại dịch. Tiếng kinh nguyện cầu tan ra dưới vòm Sa la đôi khi nghe như không còn an nhiên tự tại so với mùa đông trước.
Tản văn Đi thăm chợ của Lưu Thị Lương.
Các đề tài kinh tế thế giới:
Khôi phục du lịch thế giới hậu Covid-19: Giải pháp “Seamless Mobility” (TS. Lương Hà): Sau hơn hai năm gồng mình chống chọi với những biến chủng của virus corona, thế giới bắt đầu chuyển từ sợ hãi, bị động và né tránh sang chấp nhận, chủ động phòng bị và đối mặt.
Sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc (TS. Phạm Sỹ Thành): Khi châu Âu muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại mới - tự chủ, chủ động và mang tính chiến lược hơn, câu hỏi đặt ra là liệu sự phối hợp của họ với các đồng minh và đối tác chiến lược có khác biệt nổi bật gì so với sáng kiến BRI của Trung Quốc?
Hai chính phủ - hai thái độ trước bitcoin (Nguyễn Vũ): Thời gian tới, chính phủ các nước buộc phải có thái độ rõ ràng đối với các đồng tiền mã hóa như bitcoin. Không thể nói tới nền kinh tế số mà không bàn cho rốt ráo để tìm chính sách hợp lý nhất cho các loại tiền kỹ thuật số. Ấn Độ và El Salvador là hai thái cực của một thái độ như thế.
Châu Á: Sôi động thị trường “mua trước trả sau” (Lạc Diệp): Mua sắm trực tuyến tăng cao trong đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy loại hình dịch vụ “mua trước trả sau” phát triển mạnh tại các quốc gia châu Á.
Lạm phát - tạm thời hay không tạm thời? (Song Thanh): Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá lạm phát không còn mang tính “tạm thời”. Đánh giá này liệu sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh?
Mời bạn đọc đón xem!