Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 52-2021: Vốn cho SME và startup

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Chuyện nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp vay khi mà triển vọng phát triển của họ còn chưa thực sự rõ ràng luôn là vấn đề không dễ dàng. Tạo một “sân chơi” riêng để hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp này là việc làm cần thiết.

Chuyên mục Sự kiện & vấn đề của KTSG sáng mai (23-12) xin giới thiệu cụm nội dung về chủ đề này gồm hai bài viết:

Mở thị trường vốn cho doanh nghiệp SME và startup (Lưu Minh Sang): Thị trường vốn dành cho SME nói chung và các startup nói riêng là một thành phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của các quốc gia về phát huy tiềm lực tăng trưởng, đổi mới của các SME.

Thay đổi trong xu hướng đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm (Lê Hoài Ân – Tạ Thị Kim Ngọc): Chưa bao giờ các startup ở Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đa dạng từ các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm như hiện nay khi số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm tăng lên nhanh chóng.

Các vấn đề kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Cần cái đầu lạnh khi thị trường nóng (mục Ý kiến): Những cảnh báo về tăng giá bất thường, về những xu hướng thổi giá lên, đánh giá xuống… rất cần thiết để làm nguội những “cái đầu nóng” trên thị trường đầu tư tài chính hiện nay.

Khối ngoại đã bán ròng 60.000 tỉ đồng, Fed sẽ tăng lãi suất (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán tuần qua đáo hạn phái sinh tháng 12, đồng thời phiên ngày thứ Sáu là phiên cơ cấu quí 4 của hai quỹ ETF ngoại có quy mô lớn là VNM và FTSE Vietnam. Những sự kiện này là chất xúc tác đưa thanh khoản trong phiên cuối tuần tăng vọt lên hơn 34.000 tỉ đồng.

Cổ phiếu bảo hiểm – một năm thăng hoa! (Linh Trang): Một trong những nhân tố kích thích dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu bảo hiểm từ đầu năm đến nay chính là kỳ vọng thay đổi về mặt pháp lý.

Giải pháp bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (Triêu Dương): Trong bối cảnh thị trường TPDN ngày càng hỗn loạn, Bộ Tài chính dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch TPDN.

Đảo chiều chính sách tiền tệ: Nỗi sợ hãi có bị thổi phồng? (Thụy Lê): Nên hiểu động thái thắt chặt chính sách tiền tệ đơn thuần là bình thường hóa sau khi đã duy trì… siêu nới lỏng.

Tương lai của Defi (Phan Minh Ngọc): Tài chính phi tập trung, Defi, là một thuật ngữ chung dùng cho các loại ứng dụng tài chính đa dạng trong lĩnh vực tiền mã hóa hoặc blockchain nhằm loại bỏ các trung gian tài chính (ngân hàng, nhà môi giới, công ty quản lý tài sản…).

Điều khoản LD – tấm khiên pháp lý cho thời Covid bị lãng quên? (Nguyễn Phạm Quỳnh Ngân – Ngô Nguyễn Thảo Vy): Dịch Covid-19 có được coi là một sự kiện bất khả kháng hay không phụ thuộc vào việc soạn thảo và giải thích hợp đồng theo ý chí của các bên thực hiện hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật.

Omicron, không thể và có thể! (Trần Thanh Bình): Mỗi khi nhắc đến một biến thể virus mới, ranh giới của “không thể” và “có thể” chỉ mang ý nghĩa mẫu số chung. Y văn thế giới cũng ghi lại mẫu số chung ấy chứ không thể đề cập trường hợp cá biệt của các cá nhân không chống đỡ nổi SARS-CoV-2.

Làm sao để vượt qua hội chứng hậu Covid-19? (BS. Tăng Hà Nam Anh): Hội chứng hậu Covid-19 là gì? Mất bao lâu để hồi phục? Tiêm vaccine có giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng này? Làm sao để vượt qua giai đoạn khó khăn hậu Covid-19?

Doanh nghiệp điêu đứng trước “bão” giá và phí (Quốc Hùng): Giá nguyên liệu và phí dịch vụ logistics tăng cao cùng tác động của dịch bệnh và lực lượng lao động chưa phục hồi khiến các doanh nghiệp dè dặt và thận trọng trong việc nhận đơn hàng mới.

Bao giờ du lịch quốc tế được “phá băng”? (Đào Loan): Dù thời điểm nối các chuyến bay thương mại quốc tế đã cận kề nhưng niềm hy vọng sớm phục hồi mảng du lịch quốc tế lại đang lung lay bởi quy định về kiểm soát y tế vẫn khá chặt và chính sách cho du khách chưa thông thoáng.

Cà phê Sơn La và câu chuyện thương hiệu vùng cho ĐBSCL (Hồ Nguyên Thảo): Câu chuyện Sơn La nhiều lần đi mời chào doanh nghiệp TPHCM đầu tư vào cây cà phê như một lời nhắc nhở về việc sớm xây dựng thương hiệu vùng hay thương hiệu quốc gia cho nông sản ĐBSCL.

Thực hiện trách nhiệm xã hội theo tư duy mới (Thanh Diệu – Vân Ly): Giữa đại dịch, ngọn lửa trách nhiệm xã hội vẫn đang dẫn dắt các doanh nghiệp tìm cách tư duy mới nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Nghị định 93 : Một số điểm còn… thả trôi nổi (LS. Trần Thị Kim Nga – Nguyễn Đức Huy): Nghị định 93/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 64/2008/NĐ-CP về đóng góp tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 11-12 vừa qua có những điểm tiến bộ, nhưng vẫn còn một số điểm chưa thật rõ ràng, có thể tiếp tục gây lúng túng khi thực hiện.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân! (Song Nghi): Nếu không giải quyết tận gốc các nguyên nhân, tình trạng nhân viên y tế bỏ việc sẽ còn tiếp diễn và không chỉ tại TPHCM.

Sao lại dè dặt với điện gió! (Tấn Đức): Đánh đổi môi trường lấy nguồn điện giá rẻ không phải cách khôn ngoan, mà cũng không thể mãi đánh đổi khi phản ứng của người dân liên quan đến ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến.

Từ sách giả, đến vai trò của luật về bản quyền (Lê Thiên Hương): Cần tìm một sự “cân bằng” hợp lý giữa mục đích chia sẻ kiến thức trong cộng đồng với việc tôn trọng, khuyến khích sáng tạo của tác giả.

Ngăn ngừa hối lộ bằng ISO 37001 (Đặng Đình Cung): Chứng nhận ISO 37001 không thể đảm bảo tham nhũng không xảy ra, nhưng nó xác minh tổ chức có một hệ thống quản lý có cấu trúc ngăn chặn những tình huống tham nhũng.

Dữ liệu mở: Chính phủ liệu có nên “độc hành”? (Nguyễn Ái Nhi – Lưu Minh Sang): Hợp tác công tư trong phát triển ứng dụng của dữ liệu mở là chìa khóa kết hợp nguồn thông tin từ khối công và khối tư để xây dựng các giải pháp hiệu quả nhất cho cộng đồng.

Chuyển đổi số – hành trình của trải nghiệm (Huỳnh Trung Hiếu): Công nghệ số không thể thiếu yếu tố trải nghiệm – một trong những cơ sở giúp định hình cảm xúc, hành vi và hướng tới sự thích ứng của người dùng trong quá trình chuyển đổi số.

Giải bài toán nhân lực ĐBSCL (BSA): Bài toán nhân lực cho ĐBSCL phải giải từ góc độ kinh tế.

Quan ngại về khí thải… nông nghiệp (Trương Trọng Hiểu): Nông nghiệp dễ gây liên tưởng tới “lá phổi xanh”, nhưng không có nghĩa nông nghiệp tạo ra “zero” khí độc.

Ai cũng cần suy tưởng (Hạ Lian): Không gian tưởng tượng, không gian suy tưởng luôn là “giang sơn” cần được bảo vệ, khai phá trong các xã hội phát triển.

Vũng Tàu: Thuở ban đầu một ngọn hải đăng (Ngọc Trân): Xưa, trong công cuộc bình định miền Nam Việt Nam, người Pháp đã cho xây các ngọn hải đăng. Hải đăng ở Vũng Tàu là cổ xưa nhất.

Khoảng sân hoa nắng (Vũ Huyền Trang): Đời người phụ nữ có ba ngôi nhà: nhà mình, nhà mẹ và nhà chồng. Nhưng nhà mẹ luôn là nơi bình yên nhất để những đứa con khao khát được trở về.

Các đề tài kinh tế thế giới:

Samsung cải cách để giành lại thị trường Trung Quốc, cạnh tranh với Apple (Ricky Hồ): Trung Quốc là thị trường chủ đạo của Samsung. Quí 3-2021, Trung Quốc chiếm 30%, cao nhất trong tổng doanh số toàn cầu của tập đoàn này.

Quảng cáo chữa cháy (Nguyễn Vũ): Quảng cáo sản phẩm chèn vào phim đang rất được ưa chuộng. Người ta ước tính doanh thu  năm 2021 từ cách thức quảng cáo này có thể lên đến 20 tỉ đô la, chỉ tính riêng ở Mỹ.

Fed “phát tín hiệu” đẩy nhanh việc tăng lãi suất? (Lạc Diệp): Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ, nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục. Liệu xu thế này có nhanh chóng mở rộng khắp thế giới?

BNPL bị “để mắt” sau khi bùng phát nhanh (Song Thanh): Sau một thời gian bùng phát, phương thức giao dịch “mua ngay trả sau” (BNPL) ở Mỹ đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới