Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 53-2021: Hy vọng một năm “bình thường mới”

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Kết thúc một năm 2021 đầy những xáo trộn và lo toan do dịch Covid-19, trước thềm năm mới 2022, KTSG kính mời quý độc giả đón xem số báo phát hành vào sáng mai (30-12) với đa dạng góc nhìn cùng những suy tư của các tác giả hướng đến năm mới với niềm hy vọng về một “bình thường mới” cho Việt Nam và thế giới.

Hy vọng một năm “bình thường mới” (Nguyễn Vũ): Nhiều dự báo cho rằng thế giới sẽ bước vào năm thứ ba có dịch Covid-19 với nhiều vũ khí bảo vệ người dân hơn.

Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam (Phan Minh Ngọc): Sang năm 2022, điều đáng quan ngại đối với các ngân hàng trung ương là áp lực lạm phát sẽ lan rộng. Nhưng mức độ thắt chặt tiền tệ có thể không quá lớn để tránh những đổ vỡ trong lúc sự phục hồi của nền kinh tế chưa vững chắc.

Năm xu hướng kinh tế chính trong năm 2022 (Thanh Đào): (i) Những làn sóng Covid mới sẽ không làm chệch ray quá trình phục hồi ở nhiều nước; (ii) Nhiều nước vẫn duy trì hạn chế đi lại giữa các quốc gia; (iii) Sự phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các nước, (iv) Các nước mới nổi có nền tảng kinh tế vĩ mô tốt hơn; (v) Các chương trình đầu tư có trách nhiệm tiếp tục được nhấn mạnh.

Ba chủ đề kinh tế-tài chính đáng quan tâm của năm 2022 (Hồ Quốc Tuấn): Đó là: (i) đại dịch toàn cầu liệu có kết thúc trong năm 2022?; (ii) về các gói hỗ trợ kinh tế và lạm phát; (iii) về khung pháp lý cho thế giới tài chính số.

Thế giới sẽ thay đổi cách tiếp cận với những vấn nạn cũ trong năm Covid thứ ba (Song Hảo): Thế giới sẽ sống chung với dịch bệnh cùng những mối quan tâm lớn như việc đối phó với lạm phát, với các biến chủng virus và khả năng hồi phục kinh tế, cũng như phải giải quyết nút thắt của chuỗi cung ứng, chuỗi vận tải.

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 có thể dễ dàng tăng 16-20%? (Võ Đình Trí): Nếu GDP các nền kinh tế lớn tăng trưởng trung bình 4% trong năm sau thì xuất khẩu của Việt Nam có thể dễ dàng đạt khoảng 16-20%.

Bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và vòng xoáy tín dụng ngân hàng (PGS. Trương Quang Thông): Liệu những gói kích thích tín dụng ngân hàng có thực sự đến những chỗ cần thiết, hay lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy tín dụng và trái phiếu bất động sản vẫn thường trực đâu đó?

Tiền có dấu hiệu “thu về”! (Thanh Thủy): Đà lao dốc tuần qua chưa đủ xác nhận nhóm cổ phiếu blue-chip đã tạo đáy hay chưa nhưng đã có thể thu hút dòng tiền quay trở lại, giúp giữ nhịp cho VN-Index trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2021.

Chứng khoán năm 2022 – kỳ vọng gì? (Triêu Dương): Năm 2022, đầu tư chứng khoán vẫn sẽ hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm nhưng vẫn cần dè chừng những rủi ro…

Thị trường bất động sản có thể phục hồi trong năm 2022! (Linh Trang): Thị trường bất động sản năm 2022 được dự báo sẽ thuận lợi với nguồn cung dần hồi phục nhờ sự nới lỏng pháp lý trong khi nguồn cầu tiếp tục được hỗ trợ bởi đà hồi phục kinh tế, lãi suất thấp và các gói kích thích đầu tư công.

Nỗi lo tín dụng ngân hàng bị cuốn vào vòng xoáy nóng sốt bất động sản (Thụy Lê): Tuy dư nợ bất động sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng tài sản bảo đảm bằng bất động sản lại chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang quản lý.

Nhân vụ kít xét nghiệm nghĩ về hình thức tham nhũng “cao cấp” (TS. Nguyễn Đức Thành): Không loại trừ khả năng đây là quá trình thay đổi có chủ đích hệ thống thông tin chính thống và quy định hiện hành nhằm tạo cơ chế cho một sản phẩm được đưa ra thị trường một cách chính danh và hợp pháp.

Không thể “chữa cháy bằng xăng”! (Long Châu): Những kiểu giải thích lấp liếm ngày càng phổ biến cho thấy sự coi thường người dân của một số cán bộ, cơ quan chức năng.

Đừng đe dọa, mà hãy trợ giúp doanh nghiệp (Tấn Đức): Những quyết định buộc doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy sau khi phát hiện các ca F0 cho thấy khả năng duy trì sản xuất của doanh nghiệp vẫn rất bấp bênh, chủ yếu là do mệnh lệnh hành chính của chính quyền địa phương.

Học được gì từ chiến lược thu hút FDI của Trung Quốc? (Lê Hoài Ân): Giá trị mang lại của các dự án FDI đối với Việt Nam trong vài thập niên vừa qua không lớn như mong muốn. Cách mà Trung Quốc thu hút và sử dụng dòng vốn FDI có thể cho chúng ta nhiều bài học.

Từ tiết kiệm chi phí sang chống tắt nghẽn (Nguyễn Vũ): Các doanh nghiệp sản xuất lớn đang thay đổi chiến lược hoạt động, luôn có phương án dự phòng không để tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2022 vẫn tiềm ẩn nhiều rắc rối (Song Thanh): Nhiều dấu hiệu cho thấy vẫn sẽ có những rắc rối tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022.

Khi Trung Quốc thắt chặt kiểm soát IPO ở nước ngoài (Lạc Diệp): Trung Quốc đưa ra dự thảo quy định siết chặt phát hành cổ phiếu của các công ty tại sàn chứng khoán nước ngoài nhằm tránh nguy cơ an ninh quốc gia. Điều này sẽ tác động đến thị trường chứng khoán.

Startup Việt “chơi vơi” giữa dòng vốn chảy mạnh của y tế số (Ricky Hồ): Thị trường y tế số Việt Nam được cho là đầy tiềm năng. Nhưng trong khi dòng vốn đổ vào các startup nước ngoài vô cùng mạnh mẽ thì chỉ nhỏ giọt vào các công ty khởi nghiệp của Việt Nam.

Thủ tục hải quan với xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử sẽ thông thoáng hơn (Đặng Thị Vân Anh – Lê Nữ Thành Minh): Bản Dự thảo Nghị định về quản lý hàng hóa qua TMĐT hiện đang được thẩm định tại Bộ Tư pháp để chuẩn bị trình Chính phủ xem xét. Dự thảo có những điểm nổi bật, được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa TMĐT.

Du lịch bán hàng “tận ngọn” được không? (Đào Loan): Doanh nghiệp du lịch Việt Nam không trực tiếp khai thác được nguồn khách quốc tế mà phải thông qua đối tác nước ngoài. Điều này cần phải thay đổi.

Vượt qua “lời nguyền” thì nông dân mới “sống” được (Trung Chánh): Nông nghiệp Việt Nam cần phá thế độc canh cây lúa và cũng cần chuyển hướng tư duy để tránh chuyển rủi ro từ ngành hàng này sang ngành hàng khác.

Quay về quá khứ để bảo vệ môi trường nông thôn (Phan Thị Ngọc Thắng): Luật môi trường có hiệu lực từ 1-1-2022 lần đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường ở nông thôn. Việc bảo vệ môi trường ở nông thôn như đang quay ngược bánh xe về quá khứ để tái hiện lại lịch sử bảo vệ môi trường ở đó.

Để mỏ vàng du lịch Vườn quốc gia Cát Tiên thành thương hiệu quốc gia (Nguyễn Văn Mỹ): Càng choáng ngợp trước tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Tiên thì càng đau đáu việc làm sao để đưa mỏ vàng du lịch này thành thương hiệu quốc gia.

Để bớt âu lo thi cử (Nguyễn Hoàng Chương): Từ những vụ lùm xùm ở các kỳ thi THPT trước đây, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn không truy tận gốc để trả lời cho những hoài nghi, bức xúc thì rồi những dấu hiệu bất thường sẽ lặp lại ở kỳ thi tới, có khi với mức độ tinh vi và phức tạp hơn.

Giao thoa ẩm thực ở Tây Nam bộ (Lê Xuân): Vùng đất cộng cư của các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm ở Tây Nam bộ lưu giữ được những nét riêng về bản sắc văn hóa của từng dân tộc nhưng vẫn có sự giao thoa, hình thành những nét độc đáo của vùng này, rõ nhất là về mặt ẩm thực.

“Mưa nấm mối” trong rừng (Thanh Thảo): Hồi xưa đi tìm nấm mối trong rừng, thỉnh thoảng vẫn gặp. Bây giờ thì vô phương để tìm trên các bàn tiệc.

Dưới bóng mát cây me lão (Nhật Chung): Ngồi dưới cây me lão trước đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, cảm nhận chí khí anh hùng soi sáng những người Việt yêu nước, cái ánh sáng của văn hóa thuần Việt, bình tĩnh và kiêu hãnh.

Mục Sức khỏe: Tắm sao cho đúng? (BS. Lê Hùng): Tắm là một nghệ thuật, một thú vui chơi mà không phải ai cũng biết cách hưởng thụ hay làm cho hợp lý. Tắm không đúng cách không chỉ là mất vui mà còn có thể… mất mạng!

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới