Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 7-2022: Giảm VAT hiệu quả tới đâu?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Sau Tết Nguyên đán, Kinh tế Sài Gòn bản in sẽ gặp lại quý vị bạn đọc trên số báo Tân niên Nhâm Dần phát hành vào sáng mai (17-2) với phong phú đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự.

Chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” đặt câu hỏi: liệu pháp giảm thuế VAT đạt hiệu quả tới đâu trên thực tế?

Trong bài tựa đề Hiệu quả của giảm thuế giá trị gia tăng 2% tới đâu?, nhóm tác giả (Võ Đình Trí – Trần Anh Tú) cho rằng với việc giảm 2% thuế VAT, dự kiến thu ngân sách năm 2022 sẽ giảm khoảng 49.400 tỉ đồng, và hiệu quả của chính sách này vẫn là một dấu hỏi lớn.

Trong khi theo tác giả Bùi Trinh, nếu giá cả đầu vào tăng, như xăng dầu tăng 5%, thì việc giảm thuế VAT 2% không có chút giá trị nào về mặt kinh tế mà dường như chỉ có giá trị động viên tinh thần (bài Ảnh hưởng giảm thuế VAT rất nhỏ bé!).

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Thầy trò trở lại trường… (Nguyễn Hoàng Chương): Tâm lý của cả học sinh lẫn thầy cô khi trở lại trường sau hàng trăm ngày ở nhà (do dịch bệnh) là yếu tố cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục.

Học sinh trở lại trường – cần những kế hoạch và cả sự cảm thông (Huỳnh Trung Hiếu): Các mục tiêu trước mắt cần nhắm đến: cân bằng tâm lý và cảm xúc, xây dựng các mối kết nối đã bị gián đoạn, đề ra phương án dự phòng giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp.

Sốt đất: “tội đồ” và giải pháp (Phan Minh Ngọc): Bỏ qua các mục tiêu khác, nếu chỉ muốn ngăn ngừa sốt đất xảy ra thì giải pháp căn cơ nhất vẫn là đừng để tiền chảy quá nhiều vào nền kinh tế so với khả năng hấp thụ thực sự của nó.

Đấu giá đất hay đấu thầu chọn nhà đầu tư? (LS. Nguyễn Tiến Lập): Nhà quản lý cần thôi cách nghĩ đất đai là tài sản để rồi luôn tìm cách bán nó với giá cao nhất. Thay vào đó cần hiểu đất đai là không gian sống và không gian phát triển của mọi người, thậm chí của nhiều thế hệ và lịch sử.

Khi chính quyền làm nhà đầu tư (Thư Kỳ): Động lực để doanh nhân tư nhân hợp tác với chính quyền địa phương là dễ dàng nhận được các giấy phép đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhận nguồn tài chính dồi dào từ ngân sách và phần nào đó là sự bảo đảm về chính trị.

Khe hở cho lừa đảo online (mục Ý kiến): Tiền bị đánh cắp được chuyển đi đâu? Vì sao cơ quan điều tra không thể truy dấu vết đến tài khoản nhận tiền đánh cắp và buộc chủ tài khoản chịu trách nhiệm vì liên quan đến đường dây lừa đảo?

VN-Index “khai xuân” với mức tăng khá tốt (Thanh Thủy): Đóng cửa tuần giao dịch từ 7 đến 11-2, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 25.060 tỉ đồng/phiên, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 23.010 tỉ đồng.

Chứng khoán sau Tết – rào cản nào đang kìm chân thị trường? (Triêu Dương): Nhà đầu tư sẽ theo dõi diễn biến bật tăng lãi suất trong nước, tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine và các nước phương Tây, bên cạnh việc chờ xem liệu cuộc họp của Fed vào tháng 3 tới có gây bất ngờ?

Giá dầu tăng, đi tìm cổ phiếu họ dầu khí tiềm năng (Đăng Linh): Giá dầu trên thị trường thế giới đã thiết lập kỷ lục mới trong vòng bảy năm qua. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang kỳ vọng nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ khởi sắc trong năm 2022.

Lãi suất – Vì đâu căng thẳng ngay từ đầu năm? (Thụy Lê): Lãi suất đang tăng trở lại trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không còn dồi dào khiến hàng loạt ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động vốn. Liệu mặt bằng lãi suất sẽ sớm hạ nhiệt hay còn tiếp tục leo thang?

Xuất nhập khẩu và thế chân kiềng “phụ thuộc” (Nguyễn Duy Nghĩa): Thế “chân kiềng phụ thuộc” lâu nay của xuất nhập khẩu Việt Nam: phụ thuộc FDI – phụ thuộc nhập khẩu – phụ thuộc số ít thị trường nước ngoài.

Để mô hình “tôm ôm lúa” cất cánh ở vùng đất mặn ĐBSCL (Trung Chánh): Cây lúa được cho là “chất xúc tác” quan trọng giúp con tôm ở các địa phương ven biển vùng ĐBSCL sống khỏe. Nhưng để nhân rộng mô hình “tôm ôm lúa” thì vẫn còn nhiều việc phải làm…

Bàn chơi mới trên thị trường cà phê (Nguyễn Quang Bình): Thị trường cà phê sôi động trở lại sau đợt nghỉ Tết. Tăng đó nhưng rồi có giảm hay không? Đằng sau đó là gì?

Câu chuyện sản xuất và làm giàu (Lê Minh Hoan): Điệp khúc buồn “được mùa, mất giá” khiến người sản xuất thấp thỏm âu lo theo từng mùa vụ. Câu chuyện “giải cứu nông sản” lại được nhắc đến kèm theo nhận định chua xót về thực trạng “nông nghiệp từ thiện” vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Năm 2022 khó đoán của ngành vận tải biển (Đặng Dương): Cước vận tải biển có thể sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao do căng thẳng trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Khi AI đóng phim – chuyện không đơn giản! (Lê Thiên Hương): Lằn ranh giữa sáng tạo của con người và sáng tạo của máy móc ngày càng mờ nhạt. Để theo kịp, những nguyên tắc căn bản của Luật Bản quyền cũng phải được sửa đổi.

Viết… cho một khởi đầu mới (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Từ những chiếc vỏ ngọc trai, BLUSaigon tạo ra cây bút ngọc trai từ đôi bàn tay tinh xảo và khối óc tài hoa của những nhà tạo mẫu và nghệ nhân kim hoàn Việt Nam.

Tình yêu là một nghệ thuật (Lê Hữu Huy): Đến với luận thuyết ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ của nhà triết học và phân tâm học Erich From để khám phá những yếu tố nền tảng, những hình thái và đối tượng của tình yêu; để thử lý giải vì sao con người cần tình yêu, tình yêu đích thực là gì…

Khẩn cấp mà lại phải… chờ? (Song Nghi): Việc cắt bỏ làn dừng xe khẩn cấp trong giai đoạn 1 của các dự án cao tốc, hoặc xây dựng điểm dừng khẩn cấp cách nhau những 4-5 ki lô mét như ở cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đều không tuân thủ đúng theo TCVN 5729: 2012.

Bỏ cọc! (Trần Thanh Bình): Đặt chuyện nhà nghèo kiếm một mảnh đất dựng nhà tá túc để mưu sinh ở xứ Sài thành trong sự liên tưởng tới câu chuyện các đại gia bỏ cọc đất Thủ Thiêm hàng trăm tỉ đồng, ngẫm sự đời mà nghe dâng lên vị chua chát.

Thận trọng, trách nhiệm và tự nguyện (Nguyễn An Nam): Phụ huynh cần những dữ liệu về tính an toàn, những thông tin, khuyến cáo minh bạch và trách nhiệm trên cơ sở khoa học của việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, để có căn cứ đưa ra quyết định cuối cùng vì sức khỏe, sự an lành cho con em và gia đình họ.

Những hình thái của vận động (Thanh Thảo): Người già không thể tránh khỏi cô đơn. Nhưng tới Covid mà người ta còn kêu gọi sống chung với nó thì sao người già không học sống chung với cô đơn?

Tản văn Soi sông tìm bóng của Nguyễn Ngọc Tư, và cảm nghĩ Đầu năm tìm tới cổng chùa của Vũ Huyền Trang.

Các đề tài kinh tế thế giới:

EU trong cuộc đua “tiêu chuẩn hóa” với Trung Quốc (Ricky Hồ): Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra chiến lược mới về tiêu chuẩn hóa nhằm ứng phó với sự thống lĩnh thị trường công nghệ của Mỹ và những nỗ lực của Trung Quốc trong việc viết lại các quy định toàn cầu về công nghệ.

Các chuyến bay không hành khách (Nguyễn Vũ): Willie Walsh, Giám đốc Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế cho rằng quyết định của Anh nâng tỷ lệ bay ít nhất 70%, đẩy các hãng vào chỗ phải bay hàng ngàn chuyến ít khách “là một quyết định ngu ngốc về mặt môi trường”.

Lạm phát và cuộc tranh luận về cách Fed tăng lãi suất (Song Thanh): Bất chấp sức ép từ lạm phát, giới chức Fed sẽ cố gắng thận trọng trong việc tăng lãi suất để tránh gây biến động quá mạnh trên thị trường tài chính.

Lạm phát đe dọa các chính sách kinh tế của Tổng thống Joe Biden (Lạc Diệp): Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 40 năm qua, làm lu mờ các số liệu tích cực khác của nền kinh tế, khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với nhiều áp lực.

Mời bạn dọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới