(KTSG Online) - Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang tạo ra nhiều rủi ro mới đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang vật lộn với lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn và các tác động từ đại dịch Covid-19.
KTSG bản in phát hành sáng mai (3-3) xin giới thiệu một hồ sơ về chủ đề “Xung đột Nga - Ukraine tác động đa chiều đến kinh tế toàn cầu” với các bài viết:
Trừng phạt kinh tế với Nga và tác động tới kinh tế toàn cầu (TS. Phạm Sỹ Thành): Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu là một chuỗi tác nhân có tương tác chặt chẽ với nhau, các lệnh trừng phạt không chỉ tác động tới Nga và các bên ra lệnh, mà còn liên đới kinh tế toàn cầu.
Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào tới kinh tế thế giới? (Lạc Diệp): Cuộc xung đột đã tạo cú sốc lớn với thị trường hàng hóa và chuỗi cung ứng, nguy cơ lạm phát tăng cao và tăng trưởng suy yếu. Sự hình thành các khối kinh tế riêng rẽ - điều từng xảy ra thời chiến tranh lạnh, có thể bị đẩy nhanh. Do vậy, ngay cả khi không gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột vẫn có thể thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc có phải là lời giải của Nga? (Song Thanh): Nền kinh tế Nga hiện phải đối mặt với hàng loạt biện pháp trừng phạt. Để hạn chế các tác động tiêu cực, dự báo Moscow sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.
Chiến tranh không chỉ có súng đạn (Nguyễn Vũ): Trong những biện pháp cấm vận kinh tế mà các nước áp đặt lên Nga, có lẽ việc ngăn cản ngân hàng trung ương nước này sử dụng lượng dự trữ ngoại hối là gây khó khăn nhất cho họ.
Canh bạc ở Ukraine (Hồ Quốc Tuấn): Thị trường cổ phiếu Nga và đồng ruble mất giá không phanh nhưng ông Putin vẫn quyết tâm tấn công và NATO không đưa quân vào Ukraine. Canh bạc tấn công Ukraine của ông Putin đã bắt đầu như vậy. Để thấy không gì có thể ngăn chặn một cường quốc tham vọng làm điều mà lãnh đạo nước đó cho rằng phù hợp với lợi ích của nước họ, và cũng không thể trông cậy vào vai trò “gìn giữ hòa bình” của phương Tây.
Các đề tài khác:
Rủi ro khó lường từ căng thẳng tại Ukraine (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần rung lắc trước những căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Dù vậy, mức giảm điểm của VN-Index là tương đối nhẹ.
Chiến tranh và chứng khoán (Triêu Dương): Sau khi chịu áp lực ban đầu ở thời điểm Nga tấn công Ukraine vào ngày 24-2-2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanh chóng “cầm máu” và không ít cổ phiếu bất ngờ bật tăng trở lại. Có phải chiến tranh bao giờ cũng đẩy thị trường vào cảnh bán tháo?
Có giảm được gánh nặng giá xăng dầu? (TS. Võ Đình Trí): Giá xăng dầu tăng cao như châm dầu vào lửa đối với giá tiêu dùng. Một số chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ cho người dân. Với Việt Nam, bên cạnh quỹ bình ổn giá xăng dầu thì một số giải pháp khác cũng đang được cân nhắc.
Hỗ trợ lãi suất - Những lo ngại tiềm tàng (Thụy Lê): Dự toán khoản ngân sách đáp ứng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sẽ lên đến 40.000 tỉ đồng. Khoản này được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế phục hồi, nhưng liệu sẽ có phát sinh những mặt trái?
Đi trên sóng bất động sản (Minh Tâm): Giá bất động sản liên tục tăng trong nhiều năm. Nhà đầu tư lần đầu gia nhập thị trường đang đứng trước câu hỏi có nên tham gia hay không: liệu năm 2022 là thời điểm ở chân sóng, lưng chừng hay đỉnh sóng?
Siết chặt và minh bạch hóa các giao dịch bất động sản (Lại Thị Diệu Thùy - Phan Huy Quyền): Trước vấn nạn trốn thuế trong các hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản tiếp diễn dai dẳng, ngày 12-1-2022, Bộ Tài chính đã có Công văn 438/BTC-VP về việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan nhằm chống thất thu thuế.
Lên sàn, vừa bán hàng vừa học (Yên Minh): Tiếp cận thương mại điện tử là con đường được nhiều doanh nghiệp nhỏ lựa chọn nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nhìn từ góc độ “trách nhiệm sản phẩm” (Huỳnh Trung Hiếu): Đã đến lúc nhìn nhận một cách thực chất hơn quy định liên quan đến “trách nhiệm sản phẩm” vốn là gốc rễ của mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Doanh nghiệp nhiệt điện chìm nổi theo giá đầu vào! (Linh Trang): Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2019-2021 cho thấy lợi nhuận sau thuế của nhóm cổ phiếu nhiệt điện khí và nhiệt điện than có dấu hiệu thụt lùi.
Đi đúng hướng, nông nghiệp sẽ tạo sức lan tỏa (Trung Chánh): Hãy xem nông thôn là nền tảng. Tạo nền tảng là tạo một cấu trúc xã hội nông thôn phát triển kinh tế và mang lại nhiều phúc lợi cho người dân - một cấu trúc nông thôn bền vững mà ở đó, nông dân biết hợp tác, đoàn kết, sáng tạo…
Để cảng biển xanh và thông minh hơn (Richard Willis - Hiệp Khương - Sarah Barcroft): Theo các chuyên gia của Tập đoàn tư vấn kỹ thuật Royal HaskoningDHV (Hà Lan), có năm điểm khởi đầu tốt nhất cho quá trình chuyển đổi các cảng biển trong thiên hướng công trình xanh và thông minh. Đó những điểm gì và phải triển khai thực hiện như thế nào?
Các yếu tố giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu (Phan Minh Ngọc): Có nhiều yếu tố thuộc về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” quyết định một thành phố hay một lãnh thổ có phải là trung tâm tài chính quốc tế hay không.
Kế hoạch phát triển trung tâm tài chính TPHCM: Đừng quên hệ sinh thái công nghệ tài chính (Trần Hùng Sơn): Căn cứ các yếu tố quan trọng trong việc hình thành các trung tâm công nghệ tài chính trên thế giới, TPHCM có tiềm năng phát triển thành một trung tâm công nghệ tài chính.
Phát khởi lạc quan từ tài khoản định danh điện tử (Trương Trọng Hiểu): Việc cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân, ngoài những tiện ích của nó còn là xu hướng tập trung và chia sẻ dữ liệu trên nền tảng số, ngay cả từ các hoạt động quản lý công của nhà nước.
“Công ty hỗ trợ chuyển giao công nghệ” kiểu Pháp: để đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn! (Lê Thiên Hương): Ngoài hỗ trợ về thuế và vốn, một trong những biện pháp hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo mà Chính phủ Pháp thực hiện từ gần chục năm nay là xây dựng mạng lưới các công ty hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Du lịch tri thức bản địa - những hành trình đáng nhớ (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Biện pháp tốt nhất phát triển du lịch nằm ở sự độc đáo với khả năng tạo ra và phục vụ khách hàng trải nghiệm những hành trình đáng nhớ.
Về quê làm du lịch nông thôn (Tường Nguyễn): Đến tham quan một trang trại vùng Bretagne miền Tây Bắc nước Pháp, du khách sẽ thích thú với những trải nghiệm mới lạ từ cách khai thác du lịch sinh thái mang đậm phong cách thôn dã của Mickaël Charmeil.
Người phu lục lộ thời hiện đại đang ở đâu? (Song Nghi): Thời Pháp thuộc có một cơ chế quản lý đường bộ rất hiệu quả là dùng “phu lục lộ”. Đáng buồn là một thế kỷ sau với đầy đủ phương tiện giám sát hiện đại mà những việc gây cản trở người dân đi lại như trạm BOT Trảng Bom lại diễn ra và kéo dài suốt tám năm.
Thi đua ở xứ mình và bài luận vào đại học Mỹ (Nguyễn Hoàng Chương): Những cuộc thi đua xa tính trung thực vẫn tiếp diễn trong nhiều nhà trường chứ biết đến bao giờ mới thay đổi. Trong khi phẩm chất và năng lực của người trẻ là do kết quả giáo dục, mà nòng cốt là giáo dục ở nhà trường.
Viết nhân cuộc xung đột Nga - Ukraine: Những người bạn quanh ta (Trần Thanh Tâm): Bè bạn và bạn bè: bè không phải là bạn. Cuộc đời ta có thể sẽ khiếm khuyết nếu thiếu bạn bè xung quanh, dù biết có được tình bạn thật sự không dễ chút nào.
Nhà thiết kế Minh Hạnh: Nghệ thuật chỉ có giá trị khi chân thật và văn minh (Diễm Trang): Sự kiện nghệ thuật Mạch Sống (phối hợp giữa Quân Y Viện 175, Saigon Times Foundation và nhà thiết kế Minh Hạnh) đã tạo ra được đường dây tinh thần và sức lan tỏa.
Bánh mè quê mẹ và du lịch bền vững (Thanh Thảo): Món bánh mè quê mẹ (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã cư trú trong ký ức tôi từ 70 năm nay. Nếu các vùng du lịch nông thôn biết khai thác những món quà cho du khách có khả năng gợi nhớ, có thể thành kỷ niệm, có thể đồng hành trong thời gian dài với trẻ em, thì khái niệm “du lịch bền vững” sẽ xuất hiện.
Hobart - khi mùa xuân vừa chớm (Ngọc Trân): Giống như Đà Lạt, khi mùa xuân vừa chớm ở thành phố Hobart thuộc bang đảo Tasmania (Úc), những mầm lộc mới cũng bừng dậy.
Hãy yêu thêm mảnh đất dưới chân mình (Vũ Huyền Trang): Ta thường thấy cỏ phía bên kia đồi xanh hơn, cát ở bờ bên kia sông lấp lánh hơn mà quên sự ấm áp lan tỏa dưới chân nơi ta đang đứng...
Mời bạn đọc đón xem!