(KTSG Online) - Hoạt động M&A lĩnh vực tài chính ngân hàng trở lại sôi động hơn với nhiều thương vụ đã diễn ra trong thời gian gần đây, cũng như những kế hoạch mới mà các nhà băng đang toan tính.
- Sôi động mùa đại hội cổ đông ngân hàng 2023
- Biến động sở hữu ngân hàng và câu chuyện làm mới cơ cấu cổ đông
- Làn sóng ồ ạt ‘xin’ nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Cuối tháng 3, Ngân hàng VPBank chính thức công bố thỏa thuận bán 15% cổ phần, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).
Đây là thương vụ được cho là có giá trị lớn nhất từ trước đến nay khi VPBank dự kiến thu về 35.900 tỉ đồng, vượt lên trên thương vụ Ngân hàng BIDV phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỉ đồng vào cuối năm 2019.
Như vậy, cộng với việc bán 49% cổ phần của Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit vào năm 2021, SMBC dự chi khoảng 2,8 tỉ đô la cho ngân hàng mẹ VPBank. Tuy nhiên, không chỉ có VPBank, nhiều nhà băng khác cũng đang đẩy mạnh kế hoạch mua bán sáp nhập (M&A) của mình trong thời gian tới, đặc biệt là diễn biến tái cấu trúc ở những tổ chức tín dụng yếu kém.
Tiếp tục sôi động hơn trong thời gian tới
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu sẽ là tâm điểm
Bên cạnh những thương vụ chào bán cổ phần mới của ngân hàng, tâm điểm của thị trường M&A các tổ chức tài chính trong thời gian tới còn tập trung vào các thương vụ chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, trong nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cái tên chính thức nào được công bố.
Kỳ vọng về cơ chế hỗ trợ đặc biệt sẽ thúc đẩy thương vụ
- Hỗ trợ cấp hạn mức tín dụng cao hơn, có thể được tăng mức trần sở hữu khối ngoại từ mức tối đa 30% hiện nay lên 49%.
- Cơ chế hỗ trợ về tài chính như không phải hợp nhất báo cáo tài chính, loại trừ khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư khoản vốn góp của tổ chức tín dụng được chỉ định vào tổ chức tín dụng yếu kém.