Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

MHB hoàn tất sáp nhập vào BIDV

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

MHB hoàn tất sáp nhập vào BIDV

Hồng Phúc

MHB hoàn tất sáp nhập vào BIDV
Lãnh đạo hai ngân hàng ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập MHB vào BIDV tại TPHCM. Ảnh: Hoài Bắc

(TBKTSG Online) – Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long với thương hiệu MHB từ 0 giờ ngày 22-5-2015 chính thức chấm dứt hoạt động. Thủ tục cuối cùng để MHB chính thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV được thực hiện sáng nay 25-5, khi lãnh đạo hai ngân hàng ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập MHB vào BIDV tại TPHCM.

Thương vụ được tiến hành rất nhanh, “toàn bộ quá trình được thực hiện trong vòng 55 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định thành lập Ban chỉ đạo việc sáp nhập”, theo Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, việc sáp nhập cũng khiến không ít người ngậm ngùi.

Theo thông tin công bố tại lễ ký kết giữa hai ngân hàng sáng nay và từ cuộc họp báo sau đó, từ ngày 25-5, toàn bộ các chi nhánh của MHB trước đây nay hoạt động với tư cách là chi nhánh của BIDV. BIDV đã chuyển đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu của hội sở chính, 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc theo nhận diện của BIDV chỉ trong hai ngày. Việc tiến hành các thủ tục sáp nhập MHB vào BIDV được tiến hành ở cả hai cấp, cấp chi nhánh và cấp hệ thống.

MHB đã hoàn tất chấm dứt pháp nhân, và đăng bố cáo chấm dứt hoạt động theo quy định. Còn BIDV cũng đã hoàn tất các thủ tục về bố cáo sáp nhập, đăng ký doanh nghiệp hoán đổi cổ phần cho các cổ đông của MHB thành cổ đông của BIDV. Cổ phiếu được hoán đổi theo tỷ lệ 1:1. Đăng ký kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập cũng đã hoàn tất.

Sau sáp nhập, tổng tài sản BIDV đạt trên 700.000 tỉ đồng, đứng thứ tư trong hệ thống ngân hàng thương mại nội địa về quy mô tài sản. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trên 34.000 tỉ đồng. Mạng lưới kênh phân phối mở rộng lên gần 1.000 điểm trên cả nước với tổng số lao động là gần 24.000 người.

Trả lời câu hỏi của TBKTSG Online về chất lượng tài sản của ngân hàng sau sáp nhập, ông Trần Bắc Hà nói: “Sau sáp nhập nợ xấu có thể gia tăng nhưng nếu có thì chắc chắn đến ngày 31-12 nợ xấu ngân hàng sẽ ở mức dưới 3%”.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc sắp xếp nhân sự của MHB sau sáp nhập, ông Bắc Hà nói rằng “Khi chúng ta đã hình thành thị trường lao động và đối với cán bộ không đáp ứng được tiêu chí đánh giá của BIDV thì sẽ phải tuân theo câu chuyện thị trường”.

“Các công ty con và toàn bộ hệ thống của MHB được BIDV tiếp nhận nguyên trạng và ngân hàng sau sáp nhập sẽ đánh giá lại toàn bộ hệ thống mới và xử lý dần dần vướng mắc. Quan điểm của tôi cái gì đầu tư ngoài ngành theo chủ trương thoái vốn cũng sẽ thoái hết,” ông Hà nói thêm.

Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV, cho biết, BIDV đến giờ này vẫn cam kết mục tiêu đã thông qua tại đại hội đồng cổ đông, tổng tài sản tăng trưởng 15% và phấn đấu đến 2017 đạt quy mô khoảng 1 triệu tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 15-16%/năm. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%; lợi nhuận trước thuế tăng 18%/năm, phấn đấu đến 2017 đạt khoảng 10.000 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 13-15%.

Trả lời các nhà báo, cả Chủ tịch MHB Huỳnh Nam Dũng và ông Trần Bắc Hà đều cho rằng, việc sáp nhập diễn ra nhanh chóng là nhờ yếu tố quan trọng: hai ngân hàng về bản chất cùng một chủ. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại BIDV trên 96% và tại MHB trên 91%.

Ông Bắc Hà cũng cho biết thêm, năm nay BIDV sẽ bán tối đa 30% cổ phần cho hai đối tác gồm nhà đầu tư chiến lược và một nhà đầu tư trung tính (nhà đầu tư tài chính thông thường).

Chính thức chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV

BIDV dự kiến bán 8.000 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới