Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Một ngày thẩm định tám văn bản hướng dẫn luật

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Một ngày thẩm định tám văn bản hướng dẫn luật

Quang Chung

Một ngày thẩm định tám văn bản hướng dẫn luật
Minh họa: Khều

(TBKTSG Online) – Bộ Tư pháp đang sử dụng tất cả các phòng ban, làm việc hết công suất để các văn bản hướng dẫn luật kịp ban hành trước ngày 1-7, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Trước tình trạng thiếu nghị định, thông tư hướng dẫn luật (mới) có hiệu lực từ 1-7 tới, Bộ Tư pháp cho biết đang nỗ lực hết sức để khắc phục. Giải pháp mới của Bộ trưởng Lê Thành Long, đó là Bộ Tư pháp không ngồi chờ các bộ, ngành soạn thảo và gửi văn bản hướng dẫn luật tới thẩm định mà cử luôn các chuyên gia đến từng bộ, ngành (có khó khăn, vướng mắc) để tư vấn, hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, hiện tại có ngày Bộ Tư pháp thẩm định tới tám văn bản hướng dẫn luật, một số hội đồng thẩm định được thành lập sẵn để khi có văn bản các bộ ngành khác gửi đến thì tiến hành thẩm định ngay. "Bởi vì, Chính phủ cũng như Bộ Tư pháp đã nhận thấy có luật mà thiếu văn bản hướng dẫn thì luật sẽ không thể đi vào cuộc sống", ông nói.

Thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp cho thấy, còn 86 nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần ban hành trước ngày 1-7 tới nhưng cho đến bây giờ chưa được ban hành. Trong số đó có 37 nghị định, quyết định cần phải được ban hành để quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1-7, thậm chí một số luật có hiệu lực trước đó; số còn lại là 49 nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh (hướng dẫn Luật Đầu tư).

Nguyên nhân tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn luật nói trên đã được làm rõ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, đó là: (i) số lượng luật, pháp lệnh, các yêu cầu đặt ra khá lớn nhưng lại phải thực hiện trong thời gian ngắn; (ii) có một số nội dung cần hướng dẫn, cần quy định chi tiết trong các luật, pháp lệnh tương đối mới và phức tạp; (iii) có những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trong một số luật, pháp lệnh chưa quy định rõ.

Việc tìm ra đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục – đẩy nhanh công tác soạn thảo và thẩm định các văn bản hướng dẫn luật – như cách làm của Bộ Tư pháp là điều cần thiết. Chỉ có điều, chất lượng các văn bản hướng dẫn luật cần phải được đặt lên hàng đầu. Vì rằng, nếu văn bản hướng dẫn luật mà thiếu chất lượng thì khi luật đi vào cuộc sống, nguy cơ sản sinh ra những hệ lụy cho xã hội là điều khó tránh khỏi.

Xem thêm:

“Nợ đọng” văn bản hướng dẫn luật là do… các bộ trưởng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới