Chủ Nhật, 15/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Ngành đường sắt ngày càng chủ động thu hẹp

L.Nhi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (UBQLVNN) vừa tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu lại Tổng công ty đường sắt (VNR) đến 2025, trong đó không cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên nào và tiếp tục sát nhập các công ty vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội về làm một.

Trong gần 20 năm trở lại đây, các doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn không khởi sắc nhưng các phương án tách - nhập diễn ra nhiều lần. Để thực hiện Đề án tái cơ cấu VNR đến năm 2025, mới đây UBQLVNN lại tiếp tục gửi tờ trình lên Chính phủ, đề nghị một số phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp trong ngành, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngành đường sắt cạnh tranh kém hiệu quả với các ngành vận tải khác nên ngày càng chủ động sát nhập, co hẹp. Ảnh:VNR

Cụ thể, về phương án cổ phần hóa (CPH), sắp xếp lại VNR đến 2025: VNR sẽ không tiến hành CPH công ty mẹ và các công ty thành viên. Riêng phương án cơ cấu, thoái vốn các CTCP, công ty liên kết có vốn góp của VNR thì việc hàng đầu là hợp nhất CTCP vận tải đường sắt Hà Nội và CTCP vận tải đường sắt Sài Gòn thành 1 CTCP vận tải đường sắt duy nhất. Hai doanh nghiệp này đã từng tách-nhập nhiều lần.

VNR cũng muốn giữ nguyên mô hình tổ chức và duy trì tỷ lệ phần vốn góp của VNR tại các công ty mà VNR góp trên 51% vốn điều lệ (15 công ty cổ phần đường sắt và 5 công ty thông tin tín hiệu đường sắt)…

Nếu được thông qua, từ nay đến 2025, VNR sẽ nghiên cứu xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ hoán đổi cổ phần của hai CTCP vận tải đường sắt, hạch toán hai doanh nghiệp có lỗ lũy kế…để đảm bảo sau hợp nhất Nhà nước vẫn nắm giữ ytên 80% vốn điều lệ tại đây. Đồng  thời sẽ có đề án hình thành công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt.

Từ 2016-2019, dù thị phần vận tải ngành đường sắt bị cạnh tranh và thu hẹp nhiều bởi sự phát triển của hàng không và vận tải đường bộ nhưng ngành đường sắt vẫn đạt lợi nhuận trước thuế bình quân 149 tỉ đồng/năm. Nhưng từ 2020 trở đi bị lỗ, ví như 2020 lỗ hơn 1327 tỉ đồng do ảnh hưởng của đại dịch. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho VNR tăng vốn từ 2268 tỉ đồng lên 3104 tỉ đồng, thấp hơn dự kiến nhưng từ 2020 đến nay, doanh nghiệp cũng chưa bố trí, cân đối được nguồn vốn để tăng đủ số vốn điều lệ theo quyết định nêu trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới