Thứ sáu, 24/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Những công nghệ làm nên phim Avatar

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Những công nghệ làm nên phim Avatar

Minh Huy tổng hợp

Đạo diễn James Cameron và hệ thống camera hợp nhất mới.

(TBVTSG) - Avatar, bộ phim ba chiều (3D) “bom tấn” mới của đạo diễn James Cameron, thể hiện một bước tiến vượt bậc trong công nghệ làm phim.

Một trong những ấn tượng thực sự mà siêu phẩm này tạo nên là công nghệ trong thế giới thực đã được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt gây kinh ngạc. Dưới đây là những công nghệ có tính quyết định trong việc hình thành nên bộ phim.

Hệ thống camera hợp nhất 3D lập thể

Từ hơn một thập kỷ trước, đạo diễn Cameron đã ấp ủ ý tưởng sử dụng công nghệ 3D trong những bộ phim của mình. Dự án đầu tiên mà ông từng muốn làm với 3D là một bộ phim về thám hiểm sao Hỏa. Khi đó, các hệ thống camera 3D lập thể có kích thước to như chiếc tủ lạnh và nặng gần 250 kg.

Hơn bảy năm trước, Cameron đưa ra một thách thức không nhỏ cho một trong những đối tác của ông là Vince Pace: hãy phát triển cho ông một camera 3D nhẹ và hoạt động im ắng cho một bộ phim mà ông muốn làm. Kết quả đạt được thật đáng kinh ngạc: một hệ thống camera hợp nhất mới được xem là tinh vi nhất từ trước đến nay, được sử dụng để “khâu” những cảnh diễn xuất thật và những cảnh được tạo bởi máy tính lại với nhau.

Chụp cử động diễn xuất của khuôn mặt

Mỗi diễn viên đội một chiếc mũ có gắn camera nhỏ xíu có độ phân giải cao hướng vào khuôn mặt để ghi lại mỗi cử động dù là nhỏ nhất của nó.

Hình ảnh được tạo dựng bởi máy tính (CGI) được sử dụng nhiều trong phim Avatar. CGI được đạo diễn Cameron ứng dụng đầu tiên cho cảnh nền trong phim Toal Recall, một bộ phim ăn khách vào mùa hè năm 1990. Tuy nhiên, việc sử dụng CGI để làm ra những nhân vật có chuyển động giống người còn khó hơn. Nó được đạo diễn Cameron sử dụng lần đầu tiên trong phim Terminator 2: Judgement Day vào một năm sau đó.

Đối với Avatar, đạo diễn Cameron muốn nhiều hơn những gì mà CGI có thể mang lại. Nhóm của ông đã phát minh thêm một kỹ thuật mới gọi là “chụp cử động diễn xuất của khuôn mặt”. Kỹ thuật này yêu cầu từng diễn viên đội một chiếc mũ có gắn camera nhỏ có độ phân giải cao hướng vào khuôn mặt. Các thấu kính góc rộng của camera sẽ thu lại mọi cử động của khuôn mặt dù là nhỏ nhất và dùng những dữ liệu này để tái tạo gương mặt nhân vật được tạo ra bởi máy tính. Kết quả là các nhân vật Na’vi trong phim thể hiện cảm xúc một cách chân thật đến kinh ngạc.

Hoạt hình số

Công việc kết xuất đồ họa cho phim Avatar được tiến hành bởi xưởng kỹ xảo Weta Digital của đạo diễn Peter Jackson. Một nhóm họa sĩ đã làm việc ngày đêm để chuyển những kết xuất đồ họa thành hình ảnh trông thực như ảnh chụp, sử dụng những kỹ thuật mới về bố trí ánh sáng, tô bóng và kết xuất. Không có chi tiết nào bị bỏ qua, bao gồm cả các tảng đá, cây và lá. Toàn bộ tiến trình mất một năm mới làm xong, tốn một petabyte (tương đương 1.000 terabyte) dung lượng đĩa cứng.

Đạo diễn James Cameron và các nhân vật Na’vi trong phim Avatar.

Camera ảo và Simul-Cam

Hai phát minh mới khác của đạo diễn Cameron là camera ảo và một loại camera gọi là Simul-Cam, được dùng để phối hợp CGI và những công nghệ 3D cho phim Avatar. Thiết bị Simul-Cam hợp nhất những nhân vật và môi trường do máy tính tạo dựng vào thị kính của camera hợp nhất, cho phép Cameron đạo diễn các cảnh trong thế giới được tạo ra bởi máy tính giống như khi ông làm việc tại phim trường thực. Trong khi đó, camera ảo đóng vai trò của một thiết bị điều khiển nhiều hơn là một camera. Đạo diễn Cameron dùng nó để mô phỏng một camera được siêu máy tính cung cấp dữ liệu CGI, nhờ đó cho phép ông đánh giá toàn bộ hiệu ứng trên phiên bản chỉnh sửa cuối cùng của bộ phim.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới