(KTSG Online) - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn ngày 1-6 đã tổ chức cuộc tọa đàm "TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?". Nội dung trọng tâm được các chuyên gia tập trung bàn luận là những chính sách cụ thể và đặc trưng ra sao để TPHCM hoàn thiện và phát triển ba trụ cột gồm thị trường tiền tệ – hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế.
Những ý tưởng cho mục tiêu phát triển trung tâm tài chính quốc tế
Kinh tế Sài Gòn Online
Kinh tế Sài Gòn Online
TTTCQT là câu chuyện đại sự, chương trình hành động tầm quốc gia và quốc tế. Không phải là trách nhiệm, hoặc nỗ lực của riêng một hoặc nhiều thành phố nào đó. Bởi vậy, TPHCM, nếu muốn trở thành TTTC, thì phải được giao toàn quyền để hành động như một thể chế chính thống, chứ không phải là một thể chế phụ thuộc như hiện nay. Đó là điểm nghẽn lớn nhất, đã kéo dài hàng chục năm nay rồi, nhưng vẫn chưa tháo gỡ được.
Khi nào mà doanh nghiệp Việt muốn vươn ra thị trường quốc tế, IPO, gia nhập cuộc chơi chứng khoán toàn cầu… thì TTTC VN có mặt, khi đó mới có thể tạm gọi là thành công. Còn hiện nay, hầu hết đều phải chạy sang Sing, NewYork… để tìm cơ hội.
Bệ đỡ tài chính là rất quan trọng với doanh nghiệp khi tham gia cuộc chơi toàn cầu. TTTC phải đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chơi này. Muốn vậy, phải hội đủ hai nền tảng: Thực lực nền kinh tế + Thực lực hệ thống TCNH. Để được xem là có thực lực, GDP bình quân không thể dưới 15.000 USD. Tương tự, vốn chủ của hệ thống NH cũng phải tương đương với các định chế TCNH trong khu vực theo quy tắc Basel.