Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nóng bỏng cuộc chiến chip di động

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nóng bỏng cuộc chiến chip di động

H. Minh

Một số nguyên mẫu điện thoại được Qualcomm giới thiệu tại sự kiện IQ 2010 diễn ra ở London (Anh) vào đầu tháng Chín.

(TBVTSG) – Nếu là người có hứng thú với thế giới công nghệ, hẳn bạn sẽ không bỏ qua xu hướng mới của những chiếc máy tính bảng với iOS (iPad) hay chạy các hệ điều hành Google như Android, Chrome trên nền các giao diện mà mỗi nhà sản xuất phần cứng đều có thể tự đưa ra. Những hệ điều hành hiện vẫn nắm giữ một miếng bánh thị phần nhỏ bé này có những điểm mạnh và yếu nào, sử dụng chúng thì chúng ta được lợi gì và đâu là những rủi ro?

ARM thống trị

Chiếm lợi thế lớn trong cuộc chiến này là ARM, một trong những công ty hoạt động âm thầm nhưng thành công và đạt nhiều lợi nhuận nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. ARM không sản xuất chip mà thiết kế chúng để cho người sản xuất. Khoảng 95% điện thoại thông minh sở hữu một chip ARM bên trong. Dù ARM không đề cập đến khách hàng của mình, nhưng nhiều người tin rằng bên trong máy tính bảng iPad của Apple cũng có chip ARM.

Các thiết kế của ARM được các nhà sản xuất điện thoại di động ưa chuộng vì chúng tiêu thụ ít điện năng, từ đó kéo dài thời gian hoạt động của pin. Laurence Bryant, Giám đốc tiếp thị của ARM, cho biết tiết kiệm năng lượng là yếu tố được ARM chú trọng trong 20 năm qua. Ông nói: “Trong thế giới di động, động lực thúc đẩy chính luôn là khả năng tiêu thụ ít điện năng, và đây dường như là sức hút lớn nhất của ngành công nghiệp vào thời điểm này. Một khi đạt được thành tựu này, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn với yếu tố kiểu dáng và thiết kế công nghiệp của mình. Khi tiến trình phát triển và sản xuất chip thay đổi, chúng tôi có thể cải thiện hiệu suất của nó theo thời gian”. Đó là lý do thiết kế chip ARM sẽ xuất hiện ngày càng nhiều bên trong những thiết bị lớn và mạnh mẽ hơn – máy tính bảng, thiết bị đọc sách điện tử và thậm chí là những thiết bị kiểu netbook.

Một trong những chip nổi tiếng nhất dựa trên kiến trúc của ARM là bộ xử lý Snapdragon của công ty công nghệ Qualcomm. Tại sự kiện IQ 2010 diễn ra ở London (Anh) vào đầu tháng Chín vừa qua, Qualcomm đã giới thiệu những nguyên mẫu điện thoại được trang bị một bộ xử lý đồ họa mạnh không kém máy tính để bàn – có khả năng chơi game 3D, phát bốn video độ phân giải cao cùng một lúc và chạy ứng dụng bản đồ theo thời gian thật với đồ họa 3D.

Thị trường đông đúc

Có một thực tế là sản phẩm của Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, chưa xuất hiện trong bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào dù hãng này cũng có một dòng chip tiết kiệm năng lượng – gọi là Atom – đang được sử dụng phổ biến trong các netbook.

Ông Ian Fogg, một chuyên gia của công ty Forrester Research, nhận định rằng Intel vẫn chưa thành công trong việc đưa chip Atom vào trong những thiết bị nhỏ hơn. Ông giải thích: “Một phần nguyên nhân là Intel đến từ thị trường máy tính cá nhân (PC) và họ phải thiết kế một thứ gì đó có hiệu suất cực cao. Việc sử dụng một công nghệ hoàn toàn khác biệt có nghĩa là một công ty không chỉ phải thay đổi bộ xử lý, mà còn phải thay đổi các thành phần khác gắn liền với bộ xử lý này trong sản phẩm. Việc phát triển một thứ gì đó khác với công nghệ ARM là quyết định lớn đối với một công ty”. Một khó khăn khác, theo ông Fogg, là Intel phải đối đầu với không ít đối thủ sừng sỏ trong ngành công nghiệp chip di động.

Trong nỗ lực thâm nhập thị trường điện thoại thông minh, Intel đã phát triển một phiên bản Atom dành cho thiết bị này – có tên mã là Moorestown và được giới thiệu là có hiệu suất hoạt động và khả năng tiết kiệm năng lượng cao. Cho đến giờ, chỉ mới có một mẫu điện thoại thông minh sử dụng Moorestown được giới thiệu. Tuy nhiên, không lâu sau sự ra mắt tại cuộc Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng ở Las Vegas (Mỹ) vào đầu năm nay, việc phát triển điện thoại này đã bị đình lại.

Mặt khác, Giám đốc điều hành Intel, Paul Otellini, dường như không mấy tin rằng điện thoại thông minh sẽ là thiết bị của tương lai. Ông cho biết: “Tôi nghĩ rằng phần lớn sự tăng trưởng trong tương lai sẽ có dạng di động. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết được dạng di động nào sẽ chiến thắng – máy tính xách tay, netbook hay điện thoại thông minh. Trong tương lai gần, tất cả các loại thiết bị này sẽ phát triển mạnh”.

Intel lập luận rằng vì người sử dụng mong đợi một trải nghiệm máy tính cá nhân trọn vẹn trên các thiết bị di động trong tương lai, sẽ hợp lý nếu có cùng một thiết kế chip cho cả hai thiết bị để bảo đảm sự tương thích trọn vẹn. Theo Intel, đó là lý do tại sao những mẫu điện thoại thông minh Moorestown – dự kiến xuất hiện vào năm 2011 – là sự lựa chọn hợp lý về mặt kiến trúc.

Dù vậy, với việc Nokia vừa tung ra những thiết bị mới nhất sử dụng kiến trúc ARM và Samsung công bố bộ xử lý ARM hai nhân đầu tiên dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, Intel được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thâm nhập vào một thị trường đang đông đúc anh tài như hiện nay.

(BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới