Thứ Sáu, 5/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Số 27-2024: Doanh nghiệp chế xuất ‘ngồi trên đống lửa’

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) – Trong bối cảnh xuất khẩu đang là một động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước và trước những tác động có thể nhìn thấy và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, cả Quốc hội và Chính phủ đều cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra một quyết định thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi của cả Nhà nước, nền kinh tế và doanh nghiệp. 

Điện mặt trời: vấn đề nằm ở thái độ (mục Ý kiến): Chỗ nào còn khó, chỗ nào còn vướng mắc thì huy động trí tuệ của mọi người để cùng nhau giải quyết. Điện mặt trời là xu thế, chúng ta từng có lúc đi đầu trong lĩnh vực này, gây ấn tượng tốt cho thế giới, nay không thể tụt hậu lùi lại về phía sau.

Doanh nghiệp chế xuất “ngồi trên đống lửa” (An Nhiên): Việc dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) bỏ áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất và thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% khiến nhiều doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam như “ngồi trên đống lửa”.

Lương tăng, chất lượng sống có tăng? (Cẩm Hà): Tiền lương, trợ cấp tăng chắc chắn là niềm vui của hàng chục triệu người nhưng chất lượng cuộc sống có tăng hay không còn phụ thuộc vào giá cả được kiểm soát ra sao và mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân bao giờ được điều chỉnh!

Ai xây nhà ở xã hội? (Nguyễn Khắc Giang): Luật Nhà ở sửa đổi mở rộng đối tượng được đầu tư phát triển nhà ở xã hội, qua đó kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu trên. Nhà ở xã hội, như tên gọi của nó, nhằm phục vụ một mục tiêu xã hội cụ thể, và vì thế, Nhà nước cần phải nắm giữ phần trách nhiệm chính.

Kinh tế quí 2 tăng trưởng cao hơn dự báo (Trịnh Hoàng): Kinh tế quí 2-2024 ghi nhận những dấu hiệu hồi phục tích cực nhưng những biến số rủi ro về tỷ giá và lạm phát vẫn cần được quan tâm trong quí tiếp theo.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM: Cần quan tâm đến vấn đề tỷ giá và lạm phát (Khánh Nguyên): Tăng trưởng GDP quí 2-2024 ước đạt 6,93%, cao hơn các kịch bản dự báo trước đó. Điều này chứng tỏ các chính sách tài khóa, tiền tệ được duy trì suốt hai năm vừa qua đã phát huy tác dụng. Xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã rõ, mức tăng trưởng GDP cả năm 2024 chắc chắn sẽ đạt trên 6% như mục tiêu đề ra.

Kinh tế nửa đầu năm 2024 – một số điểm đáng chú ý (Bùi Trinh): Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế – xã hội quí 2-2024 và sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%.

Tăng trưởng quí 2 – Lực kéo quan trọng nào đang trở lại? (Triệu Minh): Tăng trưởng kinh tế quí 2-2024 chứng kiến sự khởi sắc đầy bất ngờ. Đâu là động lực chính kéo tăng trưởng và những yếu tố nào đang thúc đẩy sự phục hồi tích cực này?

Chính sách tài khóa Việt Nam: Cân nhắc thắt chặt hay mở rộng? (Hoàng Hạnh): “Trong lựa chọn chính sách tài khóa, vấn đề quan trọng là phải xác định phương án tối ưu trong huy động nguồn đóng góp từ xã hội nói chung, nguồn thu thuế nói riêng để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế”, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Vĩ mô tích cực nhưng VN-Index chưa thể bứt phá! (Thanh Thủy): Chỉ số VN-Index được kỳ vọng sẽ đi ngang tích lũy trở lại quanh khu vực 1.240-1.250 điểm. Theo đó, các vị thế ngắn hạn nên ưu tiên mục tiêu quản trị rủi ro, giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng cho tới khi thị trường phát đi tín hiệu rõ ràng hơn về mặt xu hướng.

Động lực mới cho “ông vua” bất động sản khu công nghiệp (Linh Trang): Với tiềm năng trong dài hạn và luồng thông tin mang tính hỗ trợ trong ngắn hạn, giá cổ phiếu BCM đang được các công ty chứng khoán định giá ở mức trên 80.000 đồng/cổ phiếu trong vòng một năm tới. Do đó, đây là một cơ hội có thể xem xét với các nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn.

Mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng có gặp thách thức? (Tuệ Nhiên): Thống kê từ 25 ngân hàng có công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2024 cho thấy mục tiêu lợi nhuận trước thuế là tăng hơn 21% so với năm trước. Đây là mục tiêu khá tham vọng nếu nhìn vào kết quả chưa đến 2% của nhóm này trong năm 2023.

Chênh lệch huy động và tín dụng tiếp tục mở rộng – hệ quả không mong đợi (Thụy Lê): Chênh lệch giữa huy động vốn và tín dụng mở rộng, hệ quả đầu tiên có thể thấy rõ là xu hướng đi lên trở lại của lãi suất. Từ đầu quí 2-2024 đến nay, các ngân hàng đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi khiến mặt trận huy động vốn trở nên khốc liệt trở lại.

Lãi suất huy động đang tăng nhanh hơn ở nhóm ngân hàng nào? (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Lãi suất ngân hàng, sau khi duy trì ở mức thấp trong nhiều tháng, đã bắt đầu bật tăng lại trong những tuần gần đây. Tín dụng bắt đầu tăng tốc trong quí 2, trong khi nguồn vốn vẫn đang tăng trưởng yếu, đã ít nhiều đang tạo ra những áp lực cho các ngân hàng…

Chuẩn cấp tín dụng có gì mới? (Tâm Dân): Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, được Quốc hội chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2024, được cập nhật nhiều chế định mới rất quan trọng, đặc biệt là các điều khoản có liên quan về quy định cấp tín dụng.

Sản phẩm xanh trước sự đón nhận của thị trường (Trần Hương Giang – Bùi Huy Bình): Thị trường có tính chất quyết định đến thành công hay thất bại của một sản phẩm xanh. Việc xem xét bản chất xanh của sản phẩm, phản ứng của khách và cách thức tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp quyết định được hướng đi.

Đạo đức trong quan hệ quốc tế – liệu có tồn tại? (Thiên Kim): Dù là chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa lý tưởng, cả hai trường phái đều dựa trên mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác. Chủ nghĩa hiện thực đề cao việc đánh giá tương quan lực lượng, các ràng buộc thực tế, lợi ích quốc gia chứ hoàn toàn không có nghĩa là loại bỏ các nguyên tắc về mặt đạo đức.

Quản lý thuế trong hoạt động livestream sao cho phù hợp (Nguyễn Văn Phúc): Hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội và dẫn đến nhiều khó khăn về mặt quản lý nhà nước, nhất là về vấn đề quản lý thuế.

Ransomware: mua được khóa giải mã chưa hẳn đã xong! (Song Nghi): Theo các chuyên gia an ninh mạng, từ khoảng năm năm trước đã có nhiều vụ tấn công mã hóa dữ liệu bằng ransomware ở Việt Nam và một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận trả tiền mua khóa giải mã vì sợ hacker tung dữ liệu quan trọng lên mạng Internet.

Đại học và hãng chip Đài Loan săn đón nhân tài Việt Nam và ASEAN (Ricky Hồ): Cứ 20 sinh viên quốc tế theo học tại Đài Loan, thì có 5 đến từ Việt Nam, 3 từ Indonesia và 2 từ Malaysia. Dù không có thế mạnh tiếng Hoa như du học sinh Malaysia, Việt Nam thu hút sự chú ý của các trường đại học và hãng chip xứ Đài bởi “khát vọng học hỏi của người trẻ với ngành thiết kế vi mạch”.

Tạo lập nhãn hiệu với AI: chiến lược tỏa sáng hay rủi ro chực chờ? (Nguyễn Ngô Thành Danh – Nguyễn Thái Hải Lâm): Không có cuộc chơi nào là dễ dàng, việc sử dụng những nhãn hiệu có nguồn gốc thuần túy từ công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Chỉ biết đến khai thác thôi là đáng trách! (Thanh Tâm): Khi một địa phương làm tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, nghĩa là họ đang quảng bá hình ảnh của địa phương mình theo cách tốt nhất và thực tế nhất đến với khách du lịch.

Buýt Sài Gòn (Trần Thanh Bình): Giữa một đô thị đông đúc hơn chục triệu người như Sài Gòn, với hạ tầng còn nhiều bất cập, đi buýt mấy lần sau bao năm rong ruổi cùng xe máy, tôi nhận ra một điều: mình gián đoạn lưu thông bằng xe buýt… hơi lâu!

Sự trở lại của Elias Howe và cuộc chiến chiếc máy may (Lê Vũ Vân Anh): Tiếp theo bài viết “Chiếc máy may dưới ánh đèn của phát minh, sáng chế” ở KTSG phát hành hôm 27-6, bài viết kỳ này nói về cuộc chiến pháp lý với Elias Howe – người châm ngòi cho cuộc chiến chống lại toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất máy may.

Bất ngờ như Michelin! (Nguyễn An Nam): Nhiều trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống bình dân, quán xá truyền thống thì chủ quán “không biết ai là Michelin” và “không biết Michelin là gì”. Đó là chuyện vui nhưng cũng không quá khó hiểu. Chính những bất ngờ này tạo ra điều lý thú của thực tế chất lượng dịch vụ và sự công nhận.

Thế giới tìm nguồn thay thế cát ra sao? (Đồng Lộc): Vừa qua, đã có thêm một buổi làm việc giữa Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành với UBND các tỉnh, thành phố phía Nam được tổ chức tại tỉnh Bến Tre nhằm tìm cách tháo gỡ tình trạng thiếu cát cho các dự án cao tốc đang thi công ở vùng ĐBSCL. Vấn đề thiếu cát ngày càng không dễ giải quyết đối với Việt Nam, vậy trên thế giới thì sao?

Vải tiến Trường An hay bài toán logistics hồi ngàn năm trước (Nữ Lâm): Mặc cho cái vẻ ngoài tưởng chừng là tiểu thuyết mượn sử, hay phiêu lưu ly kỳ, Vải tiến Trường An lại có thể rất gần gũi cả những nhân viên văn phòng, những người đang ngày ngày nói vui là bản thân đang “bán mình cho tư bản”.

Xu hướng mới: xuất khẩu dịch vụ (Nguyễn Vũ): Xuất khẩu dịch vụ, mặc dù có những hạn chế như ít tạo ra công việc làm, vẫn là con đường phát triển đáng lưu ý. Nếu ngày xưa đó là nỗ lực đưa người lao động từ nông trại ra nhà xưởng thì nay là trao cho họ các công cụ công nghệ để xuất khẩu sức lao động của họ ra thế giới.

Những khác biệt trong chính sách kinh tế của các ứng viên tổng thống Mỹ (Lạc Diệp): Kinh tế hiện là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người dân Mỹ trong bối cảnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump đang diễn ra quyết liệt. Những điểm nhấn khác biệt trong chính sách kinh tế có thể đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng thắng lợi của mỗi ứng cử viên.

Ngành sản xuất Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn (Song Thanh): Các dữ liệu chính thức cho thấy hoạt động sản xuất chế tạo của Trung Quốc trong tháng 6 đã ghi nhận tháng suy giảm thứ hai liên tiếp. Những khó khăn của lĩnh vực sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới