Thứ Tư, 4/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Số 36-2024: Sự trở lại của những cổ phiếu blue-chip một thời

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG – Nhóm cổ phiếu bán lẻ dường như đang bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại, thể hiện qua đà đi lên mạnh mẽ trong kết quả kinh doanh kéo theo giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thị trường. Dòng tiền cũng đang chú ý đến nhóm này trước triển vọng kinh tế sẽ tăng trưởng khả quan hơn cùng với cầu tiêu dùng mạnh mẽ trở lại.

Khi luật còn tùy thuộc vào cán bộ thực thi luật (mục Ý kiến): Làm sao xây dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả? Đây quả là một bài toán khó, nhất là khi thời gian qua đã có những cán bộ làm việc trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thậm chí là một số đại biểu Quốc hội, cũng đã bị kết án hoặc truy tố các tội liên quan đến tham ô, nhận hối lộ.

Đường dây 500kV mạch 3 – kỳ tích và kỳ vọng (An Nhiên): Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) khánh thành hôm 29-8 chỉ sau hơn sáu tháng thi công. Trong bối cảnh hiện nay, đây thực sự là một kỳ tích của ngành điện.

Luật hóa việc bán thuốc “qua mạng” theo hướng nào? (Cẩm Hà): Bản mới nhất của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược chỉ cho phép bán lẻ “qua mạng” những loại thuốc thuộc danh mục không kê đơn; đồng thời cấm bán lẻ “qua mạng” các loại thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc thuộc danh mục hạn chế bán.

Nới room tín dụng – vì sao vào lúc này và hệ quả là gì? (Triệu Minh): Bên cạnh những lợi ích đạt được, không loại trừ khả năng một số hệ quả không mong muốn kéo theo sau chính sách điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng mới đây. Liệu đó có thể là gì? Và những thách thức này có thể được hóa giải?

Lãi suất tăng trở lại và sự phân hóa trong huy động vốn của các ngân hàng (Thụy Lê): Lãi suất đi lên khiến tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng có sự phân hóa đáng kể trong sáu tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là động lực cốt lõi dẫn dắt kết quả thu hút nguồn vốn của các ngân hàng. Còn có những yếu tố nào khác?

Vì sao hàng Việt khó cạnh tranh ngay trên sân nhà? (Hoàng Hạnh): “Doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được hàng hóa thông dụng, tương đồng với các loại nhập khẩu từ Trung Quốc hay các quốc gia khác nhưng chúng ta chưa tạo được một thể chế kinh tế đồng bộ cùng những chính sách liên tục, ổn định, bền vững để họ yên tâm sản xuất lâu dài”, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Cuộc cưỡng hôn chuỗi 7-Eleven (Nguyễn Vũ): Trong đa phần các vụ mua bán, sáp nhập, hai bên thuận lòng nên việc bên này mua bên kia chỉ lo chuyện thương lượng giá cả và các điều kiện khác. Thế nhưng với vụ chủ Circle K đòi mua chuỗi 7-Eleven, đây là một cuộc cưỡng hôn, ép bán nên 7-Eleven đang phải cầu cứu Chính phủ Nhật hỗ trợ chống đỡ.

PCI chuyển qua giai đoạn cạnh tranh về “trái tim, khối óc” (Trần Mạnh Trí – Trần Trí Tâm): Cuộc rượt đuổi điểm số ngày càng ngắn lại làm cho cạnh tranh thứ hạng càng trở lên khốc liệt với những biến đổi đột phá; thay đổi thứ hạng chỉ tính bằng số thập phân đơn vị điểm số. Trụ hạng thật sự đang trở thành thách thức lớn, nhất là đối các tỉnh/thành thuộc nhóm trung bình và nhóm trên trung bình.

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số (Trần Quý): Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường phát triển một khung pháp lý rõ ràng và toàn diện hơn cho tài sản số, với những bước đi đầu tiên từ Quyết định 194/QĐ-TTg và dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số…

Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới – Mục tiêu và chiến lược phải đặt dưới góc nhìn điểm cân bằng (Trần Hương Giang – Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Trong câu chuyện tiểu vùng sông Mêkông cần thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng trong khi vẫn phải xác định được chiến lược ngắn, trung và dài hạn đi cùng các thế mạnh cơ bản của mình, câu hỏi quan trọng đặt ra cần phải trả lời được ngay tại thời điểm này đó là: tôi là ai và tôi muốn gì, tôi cần phải làm gì?

Nhập cư – vấn đề đau đầu của thế kỷ 21 (Thiên Kim): Những năm trở lại đây, nhập cư là chủ đề gây nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ cuối tháng 7 vừa qua, những cuộc biểu tình bạo lực của phe cực hữu ở Anh chống lại người nhập cư nguồn gốc châu Á, châu Phi càng cho thấy nhập cư đã và vẫn là một trong những vấn đề gây đau đầu của thế kỷ 21.

Bàn về quyền quốc tịch cho người nhập cư (Lê Thiên Hương): Từng bị các chính phủ phớt lờ, giờ đây quyền lợi của người nhập cư đang là chủ đề nóng ở nhiều quốc gia. Nói cách khác, câu chuyện về người nhập cư không thể tách rời những khái niệm như quyền tự chủ quốc gia, biên giới, bản sắc dân tộc, nó cũng cho thấy rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, xã hội và chính trị ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Khai thác vàng và kim loại quý từ rác thải điện tử (Ricky Hồ): Từ nguồn rác thải điện tử là bo mạch trong tivi, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác, doanh nghiệp Nhật Bản đang khai thác các loại kim loại quý hiếm như vàng, đồng, lithium, nickel và cobalt…

Chờ đợi VN-Index “bứt phá” sau kỳ nghỉ lễ! (Thanh Thủy): Với TTCK Việt Nam, cơ hội bứt phá ra khỏi vùng đỉnh 1.280-1.300 điểm vẫn hiện hữu đối với VN-Index sau khi chỉ số này đã duy trì được đà đi ngang tích lũy trong các phiên trước kỳ nghỉ lễ. Tuy vậy, đà bứt phá cần được sự ủng hộ của dòng tiền “chất lượng” hơn thì mới bền vững và đáng tin cậy!

Sự trở lại của những cổ phiếu blue-chip một thời (Triêu Dương): Ngành bán lẻ trong thời gian qua đang trong quá trình hồi phục và lấy lại vị thế hàng đầu một thời trong mắt nhà đầu tư. Ngoài Thế giới Di động, nhiều doanh nghiệp bán lẻ khác cũng đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Cổ phiếu phân bón vẫn “ngóng” Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi! (Bình An): Nhìn về triền vọng ngành phân bón từ nay cho tới cuối năm, một trong những yếu tố được kỳ vọng nhất là câu chuyện liên quan đến Luật Thuế giá trị gia tăng.

Diễn biến mức sinh lời các cổ phiếu ngành thủy sản (Lê Hoài Ân  –  Đặng Phú): Ngành thủy sản Việt Nam đang chứng kiến sự hồi phục trong lợi suất đầu tư, song mức tăng trưởng chỉ ở mức trung bình so với thị trường chung. Các yếu tố như giá sản phẩm và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên từng nhóm thị trường đang tạo ra sự phân hóa rõ rệt trong mức sinh lời giữa các cổ phiếu.

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho “nền kinh tế bạc”? (Ricky Hồ): Người Việt không quan tâm lắm đến sức khỏe khi trẻ, đến lúc về già nhiều bệnh ập đến cùng lúc, có khi bệnh đã diễn biến ngấm ngầm từ 10 năm trước…

Chúng ta hiểu du khách Ấn Độ đến đâu? (Hồ Nguyên Thảo): Việt Nam là điểm đến được khách Ấn Độ tìm kiếm nhiều nhất trên Google từ năm 2023 và là thị trường du lịch nước ngoài tăng với tốc độ phi mã trong sáu tháng đầu năm nay.

Không chỉ là “giao nhận chặng cuối” (Song Hảo): Chỉ hai công ty hàng đầu logistics hàng đầu của Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các đối thủ ngoại trên sân nhà. Một công ty có vẻ bình lặng, nhưng công ty còn lại thể hiện nhiều tham vọng khi muốn thực hiện nhiều hơn công việc “giao nhận chặng cuối”, tham gia vào đầy đủ chuỗi cung ứng logistics hiện đại.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ như thế nào là tốt? (Nguyễn Thị Lâm Nghi): Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một bài toán không dễ giải quyết, đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu. Những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị cho là có sự lỏng lẻo trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, rằng chúng ta không bảo hộ tốt nhưng như thế nào là “tốt”?

Để tránh các vụ tranh chấp lao động không mong đợi (Nguyễn Văn Phúc): Các công ty cần lưu ý điều gì khi tuyển dụng cũng như khi soạn thảo và ký các giao kết, thực hiện hợp đồng với những người quản lý của mình để tránh các vụ tranh chấp không mong đợi?

Nền tảng thành công, nhìn từ Singapore (Lê Hữu Huy): Hệ thống chính trị sẽ phát triển theo thời gian nhưng phải theo cách tiếp tục phục vụ lợi ích của Singapore, phục vụ lợi ích người dân và điều này mang lại những cơ hội tốt nhất để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.

Khi một khoảnh khắc trở thành… vô tận (Nữ Lâm): Hervé Le Tellier dắt độc giả vào hành trình điên cuồng gần như bay khắp nơi, vụt qua những mảnh đời, những con người dù có thể gọi là tài năng nhưng không phải là bậc vĩ nhân gì. Họ vẫn chật vật sống, chật vật yêu, chật vật với cảm xúc của mình.

Thốt nốt và bánh dân gian Tây Nam bộ (Nguyễn Văn Mỹ): Một trăm loại bánh thốt nốt vừa đẹp vừa ngon chỉ đọc tên không đã hoa mắt, nghe tên đã muốn ăn, chỉ nhìn ngắm thôi đã đủ no dạ. Bánh dân gian, bánh quê không chỉ ngon mà đẹp đẽ phong phú. Tiếc thay lễ hội bánh dân gian Tây Nam bộ chỉ mới dừng lại ở các cuộc thi để xác lập kỷ lục và trao giải.

Nẻo thu đi về (Trần Thanh Bình): Bạn và tôi đứng chờ xe bên con đường còn loáng mưa đêm, để đi dọc dải đất miền Trung mùa thu. Vô đến Sài Gòn, dường như còn nghe mùi hương đất, hương quê vương vấn…

Đánh thuế nhập khẩu 10% lên mọi hàng hóa? (Nguyễn Vũ): Lúc toàn cầu hóa đang ở đỉnh cao, không ai nghĩ đến khả năng một nước nào đó lại quyết định đánh thuế 10% lên mọi hàng hóa nhập khẩu, bất kể từ nước nào. Thế nhưng đó chính là đề xuất của ứng cử viên tổng thống Mỹ, Donald Trump, thậm chí gần đây còn muốn nâng lên thành 20% nữa.

Các hãng xe điện Trung Quốc trong cuộc chiến khốc liệt về giá cả (Lạc Diệp): Xe điện hiện đã chiếm hơn một nửa doanh số bán xe mới tại Trung Quốc. Tuy nhiên, với phần lớn các thương hiệu, ngay cả những tên tuổi lớn như Xpeng, Zeekr hay Xiaomi, con đường hướng tới kinh doanh có lãi hiện vẫn còn rất dài.

Kinh tế Mỹ liệu đã thực sự thoát khỏi nguy cơ suy thoái? (Song Thanh): Kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy triển vọng tích cực với mức tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến và lạm phát hạ nhiệt, trong khi thị trường lao động chậm lại ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái liệu có phải đã hoàn toàn bị đẩy lùi?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới