Thứ ba, 31/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Số 37-2024: Chung tay khắc phục hậu quả của bão, lũ

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, chiều 9-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.

Phát triển ngành bán dẫn cần bắt đầu từ R&D (mục Ý kiến): Phát triển ngành bán dẫn bằng con đường đi ngay vào sản xuất chip là cực kỳ khó khăn vì các dự án như thế có những yêu cầu rất nghiêm ngặt và đòi hỏi vốn rất lớn. Con đường khả thi nhất là chọn khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) để bắt đầu, trong đó quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng được nhu cầu.

Doanh nghiệp chế xuất có thể “thở phào” (An Nhiên): Từ chỗ “ngồi trên đống lửa”, doanh nghiệp chế xuất có thể “thở phào” khi Bộ Tài chính và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã thống nhất tiếp tục áp dụng thuế suất 0% thuế giá trị gia tăng đối với các dịch vụ cung ứng cho các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.

Lạm phát ổn định và nền kinh tế tiếp tục xu hướng hồi phục (Trịnh Hoàng): Thông tin vĩ mô tích cực khi lạm phát giảm nhiệt nhờ giá xăng dầu giảm, hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục đà hồi phục là những thông tin đáng chú ý từ số liệu báo cáo tháng 8 của Tổng cục Thống kê.

Triển vọng kinh tế tích cực hơn - Niềm tin doanh nghiệp trở lại? (Tuệ Nhiên): Số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Đâu là yếu tố dẫn dắt xu hướng này? Và sự phục hồi này có thật sự vững chắc?

Thông tư 12 và việc cởi trói tín dụng tiêu dùng (Hoàng Hạnh): “Tín dụng tiêu dùng có tỷ lệ nợ xấu cao, thế nên, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng phải song song với các biện pháp kiểm soát rủi ro. Việt Nam nên học theo mô hình đánh giá tín nhiệm xã hội của Trung Quốc”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Những vùng tối của khủng hoảng nhà ở (TS. Võ Đình Trí): Ở rất nhiều đô thị trên thế giới hiện nay, tốc độ tăng của giá nhà nhanh hơn thu nhập khiến cho rất nhiều người dần dần từ bỏ ước mơ “an cư” hợp với túi tiền (affordability), ngay cả trong trường hợp đi thuê. Tuy vậy, cũng có một số nơi khủng hoảng nhà ở được kiểm soát khá tốt là vì đâu?

Đề xuất khởi động thuế bất động sản bài (Cẩm Hà): Giá nhà ở tại các đô thị tiếp tục neo cao không chỉ do nguồn cung khan hiếm mà còn do bị chi phối bởi các hoạt động đầu tư, đầu cơ, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày càng khó. Lúc này, nhiều ý kiến đề xuất ban hành chính sách thuế bất động sản để điều tiết thị trường.

Bài toán nhà ở xã hội: nguồn lực, nguồn cung và nguồn cầu (Hồ Quốc Tuấn): Phải xác định chính sách nhà ở xã hội là tạo ra một khu vực nhà ở công, chạy song song với thị trường nhà ở tư nhân để chúng ta không buộc người nghèo phải cạnh tranh trong cùng một thị trường với những nhà đầu tư bất động sản.

VN-Index vẫn cần thêm thời gian tích lũy! (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, chuỗi ngày đi ngang trong biên độ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Những tin tức liên quan đến tình hình bão lũ ở miền Bắc có thể tạo cơ hội tăng giá cho một vài nhóm cổ phiếu đơn lẻ như tôn, thép, xây dựng…

Triển vọng nào cho “ông lớn” kinh doanh các trung tâm thương mại? (Bình An): Dù hoạt động kinh doanh vẫn khá ổn định và tích cực song diễn biến giá cổ phiếu VRE trên sàn chứng khoán lại không mấy thuận lợi kể từ cuối năm 2023 tới nay.

Tỷ giá biến động khó lường - hệ quả nào cho doanh nghiệp? (Triêu Dương): Trong bối cảnh đô la Mỹ đang giảm giá trở lại trong hai tháng qua, không loại trừ khả năng kịch bản rủi ro tỷ giá sẽ đảo chiều trong thời gian tới. Ngoài ra, sự biến động khó lường của yen Nhật cũng cần được lưu ý.

Tín hiệu tích cực cho lãi suất - kỳ vọng gì trong giai đoạn tới? (Triệu Minh): Đang xuất hiện những tín hiệu tích cực hơn có thể giúp mặt bằng lãi suất ổn định trở lại. Đó là các yếu tố nào? Và liệu xu hướng lãi suất thời gian tới sẽ được hỗ trợ từ đâu?

Ngân hàng gian nan tăng vốn (Trịnh Duy Viết): Trong bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng phấn đấu nâng chuẩn lên Basel III thì đòi hỏi các ngân hàng phải tăng mạnh hơn nữa các chỉ tiêu về vốn và các tiêu chuẩn về giám sát rủi ro. Một trong những biện pháp mà các ngân hàng đang đẩy mạnh là tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, bên cạnh việc gia tăng chất lượng tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro.

Suy nghĩ về hoàn thiện thể chế trong lập pháp (Nguyễn Tiến Lập): Hoàn thiện thể chế dù trong lĩnh vực lập pháp cũng không thể chỉ là công việc của Quốc hội hay các cơ quan dân cử. Thể chế luôn luôn mang tính tổng thể, thuộc phạm trù hạ tầng cơ sở cho sự tồn tại và vận hành của quốc gia. Do đó, cải cách và hoàn chỉnh thể chế ở bất cứ khâu nào cũng đòi hỏi ý chí, sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới: Cùng vẽ bản đồ kinh tế xã hội lưu vực sông Mêkông trong tương lai (Trần Hương Giang - Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Nhìn ở một lăng kính khác, các nhóm đối tượng ở lưu vực sông Mêkông hoàn toàn có thể thay đổi cuộc chơi để các bên có thể đạt được lợi ích cao nhất nếu nhìn các mối quan hệ dưới góc độ giá trị tạo ra.

Điều chỉnh trí tuệ nhân tạo từ kinh nghiệm EU (Tô Kiến Lương - Mai Nguyễn Dũng): Ngày 14-6-2023, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đạo luật về trí tuệ nhân tạo (AI Act) - một văn bản pháp lý tiên phong đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt về phát triển và sử dụng AI. Đạo luật này là hình mẫu để các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam, tham khảo và học hỏi trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho AI.

Khuynh hướng làm luật bản quyền về trí tuệ nhân tạo có gì mới? (Lê Thiên Hương): Khi luật quốc gia chưa được thông qua, rất khó có thể dự doán được quyết định của các tòa án khi phải giải quyết tranh chấp về bản quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Thị trường nông sản Ấn Độ: Đang chờ doanh nghiệp Việt Nam (Nguyễn Ngọc Trâm): Nếu những rào cản hiện còn đang gây nhiều trở ngại cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiếp cận Ấn Độ được gỡ bỏ, thì các doanh nghiệp Việt sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ một thị trường vốn đã rất to lớn và lại đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Thương hiệu - người thân hay người dưng? (Hồ Nguyên Thảo): Thương hiệu là người thân hay người dưng? Đó là câu hỏi thú vị đối với doanh nghiệp, khách hàng và giới nghiên cứu học thuật. Nhưng liệu khi đã thành người thân rồi, thì mối quan hệ đó có được duy trì bền lâu theo năm tháng, hay rồi phai lạt như người dưng?

Nhãn hiệu và tên thương mại: khi bầu, bí chung một giàn (Nguyễn Ngô Thành Danh - Nguyễn Thái Hải Lâm): Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Chúng phục vụ các mục đích khác nhau, cũng như có phạm vi bảo độ khác nhau.

Ở thủ phủ nhung hươu (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nghệ An được biết đến là địa phương nuôi hươu đầu tiên trên cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Người dân nơi đây đang ngày ngày làm giàu cho gia đình bằng nghề nuôi hươu và ước mơ biến “Nhung hươu Quỳnh Lưu” thành thương hiệu quốc gia, vươn ra thế giới.

Năm học mới và chuyện căn bếp của ông Dưỡng (Nguyễn An Nam): Điều thú vị về tinh thần học và trong kinh nghiệm cá nhân của nhà giáo, chuyên gia Phan Chánh Dưỡng vào đầu năm học mới 2024-2025, nhân dịp ông ra mắt cuốn sách thứ hai của mình có nhan đề “Nhàn đàm giáo dục - Từ trải nghiệm riêng” (Phanbook&NXB Dân Trí ấn hành, 2024).

Đối mặt với nỗi sợ nghe điện thoại (Nguyệt Minh): Kè kè điện thoại bên mình không rời một giây phút nào nhưng nhiều người lại không thoải mái khi phải nghe - gọi điện thoại trong công việc, thậm chí có cảm giác sợ các cuộc gọi đến, đặc biệt là từ cấp trên.

Sách vở ích gì cho buổi ấy (Nữ Lâm): Sách vở tuy nhập cuộc sau, nhưng cũng không đứng ngoài xu thế chung về kinh doanh trực tuyến. Nhiều công ty sách đã tổ chức livestream bán sách, bước đầu gặt hái được kết quả khả quan. Tuy nhiên, livestream bán sách có phải là “tương lai” của ngành này hay không vẫn là điều còn bỏ ngỏ.

Giữa thiên nhiên khắc nghiệt (Đoàn Tuấn Anh): Jody và Chú nai con là tác phẩm nổi tiếng của nữ văn sĩ người Mỹ Marjorie Kinan Rawlings. Khi ra mắt vào năm 1938, nó ngay lập tức trở thành hiện tượng và nhanh chóng được trao giải Pulitzer chỉ một năm sau đó.

Điện thoại - đồng đội và cạm bẫy (Kỳ Duyên): Chiếc điện thoại thông minh hiện nay là một công cụ tiện ích nhưng cũng là con dao hai lưỡi vừa giúp con người tiết kiệm thời gian vừa “cuỗm” mất của họ rất nhiều thời gian.

Philippines thí điểm thay người bằng AI (Nguyễn Vũ): Sự xuất hiện của các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) đang đe dọa lấy mất việc làm của con người, đẩy ngành BPO (ngành thuê ngoài một số khâu kinh doanh) vào chỗ chưa biết tương lai của mình sẽ phát triển như thế nào.

Làn sóng đầu tư ồ ạt vào lưu trữ điện tại Trung Quốc (Lạc Diệp): Cùng với sự phát triển của năng lượng tái tạo, thị trường lưu trữ năng lượng tại Trung Quốc cũng đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ồ ạt, thiếu kiểm soát, đang dẫn tới những tác động tiêu cực.

Sức khỏe kinh tế Mỹ nhìn từ thị trường lao động (Song Thanh): Các báo cáo gần đây cho thấy thị trường lao động Mỹ đang tiếp tục hạ nhiệt khi tăng trưởng việc làm có xu hướng chậm lại. Sự giảm tốc này liệu có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới