(KTSG) - Là một trong số các quốc gia đạt thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ và có tốc độ tăng mạnh trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ rơi vào tầm ngắm đánh thuế của Mỹ trong thời gian tới sau khi ông Donald Trump một lần nữa quay lại Nhà Trắng?
Trách nhiệm - nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây lãng phí (mục Ý kiến): Thực tế cho thấy, người đứng đầu có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả hoạt động của một đơn vị, tổ chức; năng động hay trì trệ cũng từ người đứng đầu mà ra. Vì vậy, quy định chồng chéo, thủ tục rườm ra diễn ra ở ngành nào thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về người đứng đầu ngành đó.
Phương án vốn cho đường sắt tốc độ cao (Cẩm Hà): Chính phủ khẳng định nguồn lực đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, khoảng 67,34 tỉ đô la Mỹ, không còn là trở ngại lớn. Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lo ngại, với nhu cầu vốn rất lớn như vậy, có thể phải chấp nhận bội chi ngân sách tăng lên trong một số năm, dẫn đến rủi ro về nhu cầu vay, khả năng huy động và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.
Từ việc giám đốc sở công khai chấn chỉnh cấp dưới… “ôm việc” (Phạm Đăng Khoa): Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TPHCM có văn bản chấn chỉnh các văn phòng đăng ký đất đai vì tùy tiện ôm đồm công việc. Đây là hành động tích cực của người đứng đầu một trong những cơ quan quan trọng, có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với một trong những lĩnh vực ảnh hưởng nhất đến đời sống người dân hiện nay.
Mở cửa thị trường vốn, thịnh vượng sẽ đến (An Nhiên): Mở cửa thị trường vốn sẽ giúp Chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách nền kinh tế theo hướng tự do, duy trì kỳ vọng liên tục về sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Khi đó dòng vốn nước ngoài khổng lồ sẽ tự chảy đến và ở lại Việt Nam, và chúng ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng”, ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế và xã hội trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Thời cơ và thách thức trong thế giới Trump 2.0 (Nguyễn Khắc Giang): Rất có thể ông Trump sẽ tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khía cạnh kinh tế mạnh mẽ trong quan hệ song phương, bao gồm dòng chảy vốn FDI của Việt Nam vào Mỹ như VinFast và FPT, phù hợp với chương trình “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông Trump.
Thương mại thời ông Donald Trump có thật sự đáng lo ngại? (Tuệ Nhiên): Thực tế những mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu mạnh sang Mỹ là những mặt hàng thiết yếu, có lẽ sẽ không bị tác động quá lớn bởi các sắc thuế nhập khẩu, hoặc là những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam, nhờ vị trí địa lý, tài nguyên dồi dào và nguồn lao động giá rẻ, nên cũng khó có thể tìm nguồn cung khác thay thế.
Ngành nào hưởng lợi sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ? (Bình An): Nhìn chung, việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đan xen, tùy từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể. Tuy vậy, cảm nhận chung là sự bất định và biến động sẽ nhiều hơn, đòi hỏi cả Chính phủ và doanh nghiệp phải có sự thích ứng và linh hoạt nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời tận dụng được cơ hội do bối cảnh mới mang lại.
Kịch bản nào cho kinh tế thế giới khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng (Lạc Diệp): Ông Donald Trump sẽ chính thức quay trở lại nắm quyền tại Nhà Trắng vào đầu năm tới - một sự kiện chính trị được dự báo có khả năng gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu.
Thay thuế thu nhập bằng thuế nhập khẩu (Nguyễn Vũ): Một trong những ý tưởng liên quan đến kinh tế ông Donald Trump đưa ra trong khi vận động tranh cử Tổng thống Mỹ là dần dần thay thế thuế thu nhập cá nhân bằng thuế nhập khẩu.
Thị trường chứng khoán thế giới “thăng hoa” trong khi VN-Index vẫn “lình xình”! (Thanh Thủy): Sự suy yếu và không đồng thuận ở nhóm cổ phiếu trụ cột khiến VN-Index mất đi điểm tựa trong những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy dần tham gia chủ động hơn giúp thị trường tìm được điểm cân bằng quanh vùng 1.242 điểm.
Thị trường ảm đạm, nhóm cổ phiếu công nghệ phát tín hiệu nổi sóng (Triêu Dương): Sau sóng tăng mạnh mẽ khởi đầu từ giữa tháng 2 năm nay kéo dài đến tháng 6, trải qua đợt điều chỉnh giảm mạnh trong tháng 7 và lình xình trong gần hai tháng sau đó, nhóm cổ phiếu công nghệ một lần nữa phát tín hiệu chuẩn bị cho một sóng tăng mới.
Cổ phiếu BAF - nhiều kỳ vọng trong ngắn và trung hạn (Bình An): BAF là một trong trong số ít các cổ phiếu trên sàn giữ được đà tăng giá tốt kể từ đầu tháng 9-2024 cho tới nay. Với triển vọng kết quả kinh doanh khởi sắc trong thời gian tới, BAF xứng đáng là cổ phiếu để nhà đầu tư đưa vào danh sách theo dõi, chờ đợi các vùng giá tốt hơn để mua vào tích lũy.
Áp lực tăng lãi suất huy động (Trịnh Duy Viết): Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,08%, hướng gần đến mục tiêu cả năm là 15%. Ước tính, sẽ có thêm gần 670.000 tỉ đồng được bổ sung ra thị trường trong hai tháng cuối năm nay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng tín dụng là hàng loạt áp lực về thanh khoản và lãi suất huy động.
Triển vọng tăng trưởng tín dụng quí 4 của các ngân hàng (Lê Hoài Ân - Trương Công Hoàng Duy): Trong quí 3-2024 tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30-9-2024 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 9% so với đầu năm, cao hơn so với mức 6,95% của cùng kỳ năm trước. Liệu xu hướng này có thể duy trì trong quí 4-2024?
Chọn nhân lực tốt ra nước ngoài làm việc, đón người tốt hơn trở về (Hoàng Hạnh): “Việc thu hút nhân lực chất lượng cao về nước làm việc đang là hạn chế của chúng ta. Từ trước tới nay, nguồn lực trên đã bị lãng phí tương đối nhiều và điều này cần phải sớm thay đổi”, PGS.TS. Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Hà Nội đã có thể giảm được 1 mét ngập (Nguyễn Thành Sơn): Điều tiết việc sử dụng nguồn nước của các hồ thủy điện không đúng có thể dẫn đến ngập lụt và/hoặc khô cạn không đáng có của vùng hạ lưu. Trong các ngày mưa bão, việc xả nước quá mức cần thiết không chỉ gây ngập lụt cho hạ du, còn gây lãng phí nguồn nước dùng phát điện.
Quyết định tiên phong của tòa án Đức về AI và ngoại lệ khai thác dữ liệu (Lê Thiên Hương): Tòa án Đức vừa phán quyết rằng Laion - cơ quan phi lợi nhuận chuyên tạo ra các bộ dữ liệu đào tạo mở mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng miễn phí - không vi phạm bản quyền khi sử dụng hình ảnh của một nhiếp ảnh gia dù ông này không cho phép.
Đất nông nghiệp TPHCM: “Miếng bánh” có còn hấp dẫn giới đầu tư? (Hoàng An Như): Áp lực giảm giá, đẩy hàng của các nhà đầu tư đất nông nghiệp ngoại thành TPHCM tăng cao nhưng lại đang tỷ lệ nghịch với lượng giao dịch diễn ra trên thị trường. Và trong khi những người “ôm đất” lo cắt lỗ thì những nhà kinh doanh dịch vụ trên loại đất này lại như được “cởi trói” khi khung pháp lý mới được áp dụng.
Đất nông nghiệp vùng ven - ai nên, ai không nên mua? (Nguyễn Hữu Phước): Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, đất nông nghiệp vùng ven còn là lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích lối sống xanh và gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, đất nông nghiệp vùng ven cũng tồn tại một số hạn chế.
Kinh doanh theo trào lưu: Đâu là sản phẩm “hot” kế tiếp? (Nguyễn Kỳ Duyên): Thời gian gần đây, từ khóa “chữa lành” nổi lên như một hiện tượng trong xã hội, từ sản phẩm đến dịch vụ đều được gắn với hai từ “chữa lành”…
Quy định Hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - cải cách nhưng chưa triệt để (Nguyễn Nhật Dương): Bài viết này đề cập đến một số nội dung mà Nghị định 124 vẫn chưa giải quyết được, là vướng mắc hiện nay của nhiều tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài khi tiến hành trên thực tế.
Phát triển trọng tài thương mại Việt Nam thời hội nhập (Dạ Lê): Sau 14 năm kể từ khi có Luật Trọng tài thương mại (2010), Việt Nam vẫn mải miết xây dựng đội ngũ trọng tài viên quốc tế đủ chất và lượng để đáp ứng nhu cầu hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.
Đại đô thị và những giấc mơ phồn hoa (Lê Cường): Cuộc hội tụ về thành phố lớn nhu nước chảy về chỗ trũng. Tỉnh lẻ khó cạnh tranh với các đại đô thị bởi sự không đồng bộ ở đó từ quy hoạch phát triển và từ yếu tố lịch sử để lại. Chỉ riêng việc không có trường đại học có chất lượng ở tỉnh lẻ đã là một nguyên nhân quan trọng cho việc di dân cơ học.
Mạnh nhờ gạo (Ngọc Ngà): Người xưa gọi cơm gạo là “ngọc thực” - lương thực quý như ngọc. Gạo quan trọng và thân thuộc như thế nên người Việt Nam cũng có những cách chế biến gạo rất độc đáo.
Nước mắt ngoài cổng trường (Nguyễn An Nam): Điểm số của con cái nơi trường học cũng mang lại sự an tâm cho cha mẹ khi thi cử học hành bây giờ là những cửa ải khó nhọc cần sức bật về học lực. Nhưng đó có phải là tất cả của một quá trình giáo dục để người lớn đẩy đứa trẻ vào một áp lực hoàn hảo trong điểm số, thành tích?
Tôi là tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ Singapore (Nguyễn Tri Anh): Tôi tham gia làm tình nguyện viên với Hội chữ thập đỏ Singapore (Singapore Red Cross-SRC) một cách tình cờ. Đầu năm 2016, khi chúng tôi mới đến quốc đảo này làm việc và sinh sống…
Đồng bằng vẫy gọi! (Phú Thành): Đồng bằng là nơi thiên nhiên trong lành, con người thân thiện, cuộc sống bình yên, nhẹ nhàng như cơn gió mà cũng bay bổng như cánh chim, có thể chữa lành những thương tổn mà đời người chẳng may gặp phải.
Chính sách Trung Quốc của Mỹ (Phạm Sỹ Thành): Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump phiên bản mới ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây.
Băng cassette vẫn có người nghe (Nguyễn Vũ): Thử thách lớn nhất trong việc hồi sinh máy cassette là chuỗi cung ứng sản xuất loại máy này đã bị gián đoạn hoàn toàn từ lâu. Nay phục hồi thị trường để tìm lại sự sôi nổi của các chiếc Walkman như thời thập niên 1990 là điều không tưởng.
Mời bạn đọc đón xem!