Thứ tư, 11/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Số 50-2024: Thách thức của thương mại Việt Nam trong những năm tới

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Việt Nam cần đầu tư dài hạn vào giáo dục và nghiên cứu phát triển (R&D) trong chiến lược phát triển về lâu dài. Phát triển các kỹ năng tiên tiến và thúc đẩy đổi mới công nghệ sẽ giúp Việt Nam xác định vị trí so với các đối tác cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các mạng lưới kỹ thuật số và logistics, cũng rất cần thiết để thúc đẩy thương mại và tăng trưởng công nghiệp.

Kinh doanh thì phải có rủi ro, dù đó là Nhà nước (mục Ý kiến): Chỉ khi luật pháp được rõ ràng, minh bạch thì những người quản lý doanh nghiệp nhà nước mới không còn lo sợ khi đưa ra các quyết định kinh doanh, khi ấy sức mạnh của doanh nghiệp mới thực sự được giải phóng.

Mỏi mòn chờ sửa thuế thu nhập cá nhân (An Nhiên): Có khả năng đến năm 2027 luật mới có hiệu lực và gánh nặng thuế sẽ chất trên vai người dân ít nhất hai năm nữa, bất chấp các chuyên gia và đại biểu Quốc hội nhiều lần cho rằng không thể trì hoãn thêm việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và sửa luật để người lao động có động lực lao động và đóng thuế tốt hơn, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Việt Nam trước làn sóng chuyển dịch của các tập đoàn công nghệ lớn (Triệu Minh): Cùng với xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như phòng ngừa các rủi ro địa chính trị, điều gì đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến ưa chuộng của các tập đoàn công nghệ lớn gần đây?

Kích cầu tiêu dùng nội địa - động lực tăng trưởng trước những bất ổn thương mại (Tuệ Nhiên): Để đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2024, ngoài các giải pháp như thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giữ ổn định lãi suất, các chính sách tài khóa như giảm thuế hay kích cầu tiêu dùng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc thúc đẩy thị trường trong nước còn nhắm đến những mục tiêu nào khác?

Ông Bùi Kiến Thành: Vài gợi ý cho thị trường vốn Việt Nam (Hoàng Hạnh): “Cần xây dựng cấu trúc và khung khổ pháp lý phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Riêng đối với việc huy động và sử dụng vốn đầu tư từ doanh nghiệp bảo hiểm, nên nghiên cứu khả năng hợp tác với các tập đoàn quốc tế”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Tương lai của xe điện trước bối cảnh kinh tế - chính trị mới (Khương Quang Đồng): Liên minh châu Âu và Trung Quốc đưa ô tô “không phát thải” - ô tô điện - vào chính sách phát triển hàng đầu và sau đó nó được các chính phủ hỗ trợ bằng hàng trăm triệu euro tiền trợ cấp. Ô tô điện đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Thế nhưng…

Các thách thức của thương mại Việt Nam trong những năm tới (Đinh Trường Hinh): Có thể chắc chắn rằng chính quyền Donald Trump 2.0 sẽ theo dõi chặt chẽ và hành động cứng rắn trước vấn đề thặng dư thương mại song phương của các nước với Mỹ. Bài viết này phác thảo những thách thức mà các nước đang phát triển như Việt Nam phải đối mặt và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.

VN-Index hướng lên vùng 1.300 điểm: Liệu lần này có thành công? (Thanh Thủy): Thông thường, tháng cuối năm cũng là tháng mang lại hiệu suất tốt cho VN-Index. Liệu lần này, vùng kháng cự cứng 1.300 điểm có được VN-Index chinh phục thành công?

Cổ phiếu ngành chứng khoán - sóng tăng trở lại? (Triêu Dương): Cổ phiếu ngành chứng khoán có dấu hiệu thu hút dòng tiền mạnh mẽ trong những phiên gần đây. Ngoài các dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế cho giai đoạn tới, còn có các yếu tố nào sẽ trở thành chất xúc tác hỗ trợ cổ phiếu ngành chứng khoán trong giai đoạn tới?

Luật Điện lực sửa đổi và cổ phiếu ngành điện (Bình An): Luật Điện lực sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ mang đến những hỗ trợ nhất định cho cổ phiếu ngành điện trong trung và dài hạn.

Những yếu tố định hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 (Trịnh Duy Viết): Sự trở lại của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ với các chính sách mới về thuế và thương mại, kết hợp với các động lực tăng trưởng từ trong nước, sẽ tạo ra những tác động đáng kể. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều biến động lớn hơn nhưng vẫn trong xu hướng tăng.

Mekong Connect 2024: thời cơ để “chuyển dịch” và tháo các “điểm nghẽn” (B.S.A tổng hợp): Nhiều chuyên gia, nhà quản lý mong muốn Mekong Connect 2024 - Diễn đàn đối thoại kinh tế công tư thường niên toàn vùng ĐBSCL và TPHCM, không chỉ tập trung vào việc củng cố mối liên kết vùng mà còn đặt mục tiêu thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, tạo điều kiện để ĐBSCL chuyển đổi thành một vùng kinh tế bền vững, thông minh và hiện đại.

COP29 - COP tài chính và cơ hội cho Việt Nam - Tín chỉ carbon: đồng tiền mới trong trò chơi tài chính khí hậu toàn cầu (Bùi Huy Bình): Các cam kết và đề xuất của Việt Nam tại COP29 tiếp tục củng cố vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện cam kết xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam trong năm 2025, và kết nối với thị trường quốc tế vào năm 2028.

Lằn ranh giữa đạo nhái và sao chép để tưởng nhớ tác giả (Lê Thiên Hương): Việc sao chép tác phẩm với mục đích thể hiện sự tưởng nhớ tác giả không còn phù hợp trong thời đại của Luật Sở hữu trí tuệ.

Biến động chính trị tác động lớn đến kinh tế Hàn Quốc (Song Thanh): Những biến động chính trị tại Hàn Quốc đã gia tăng sức ép lên thị trường tài chính và nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ phải đối mặt với những kịch bản khó lường trong thời gian tới.

Khủng hoảng chính trị tại Đức và Pháp gây sức ép lên kinh tế châu Âu (Lạc Diệp): Châu Âu đang đối mặt với một giai đoạn đầy thử thách khi hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Pháp đều phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, tạo thêm áp lực lên bức tranh kinh tế vốn đã không mấy sáng sủa.

Bitcoin vượt mốc 100.000 đô la: điều gì chờ đợi phía trước? (Ngân Diệp): Tuần qua, giá bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua cột mốc quan trọng 100.000 đô la nhờ những kỳ vọng vào các chính sách thân thiện của chính quyền mới tại Mỹ. Đà tăng trưởng mạnh mẽ này liệu có tiếp tục được duy trì?

Vì sao ông Trump có quyền áp thuế nhập khẩu? (Nguyễn Vũ): Hầu hết các nước từng bị ông Trump áp thuế trong nhiệm kỳ đầu tiên hay đe dọa áp thuế trong nhiệm kỳ sắp tới đều là thành viên WTO, đều hưởng quy chế tối huệ quốc. Nếu nước Mỹ đơn phương áp đặt một mức thuế cao hơn nhiều lần cho riêng những nước này, đây rõ ràng là một sự vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của WTO.

Chuyện khó nói của doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê (Nguyễn Quang Bình): Tất cả mọi dự đoán về giá cà phê đầu mùa đều sai lệch. Chưa bao giờ thấy kinh doanh hàng nông sản với tư cách hàng hóa, đặc biệt là hai mặt hàng cà phê và ca cao, đầy yếu tố may rủi như hiện nay.

Nghề khai thuế - thời đã đến? (Song Hảo): Các thay đổi về việc hoàn thuế thu nhập cá nhân và luật thuế giá trị gia tăng trong năm 2025 tới đang khiến nhiều người, tổ chức và doanh nghiệp lo âu. Nhiều doanh nghiệp đã tìm sử dụng các dịch vụ khai thuế nhằm bảo đảm không vướng vào những sai sót trong quá trình kê khai để được hoàn thuế.

Làm sao để thưởng Tết 2025 được tính vào chi phí hợp lý? (Nguyễn Hữu Phước): Để khoản thưởng Tết 2025 được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành. Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp dễ gặp rắc rối với cơ quan thuế hoặc bỏ lỡ cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận một cách hợp pháp.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP: Quy định mới về hợp tác nội dung giữa báo chí Việt Nam và tổ chức cung cấp thông tin xuyên biên giới (Nguyễn Kỳ Duyên): Không phải bất kỳ tổ chức cung cấp thông tin xuyên biên giới nào cũng phải thực hiện thỏa thuận hợp tác vì Nghị định 147 chỉ yêu cầu các đối tượng có sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam hoặc có tổng số lượt truy cấp từ Việt Nam thường xuyên trong tháng từ 100.000 lượt trở lên mới có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hợp tác về nội dung với các cơ quan báo chí Việt Nam.

Nếu như bớt được cảnh “một người đạp ga, ba người đạp thắng” (Mục Đồng): Nếu ví nền kinh tế đất nước như chiếc xe đang chạy thì cần kiên quyết gỡ bỏ những “quả tạ” đang đeo dưới bánh khiến xe chạy cà rịch cà tang không tăng tốc nổi. Đây là hậu quả từ việc bộ máy quá đông nhưng người làm thật sự thì ít, nói theo kiểu dân gian là “một người đạp ga, ba người đạp thắng”.

Người giàu ăn chuối (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Với người rất giàu, thì chuyện xuống tiền là đơn giản, nhưng xuống tiền ở đâu để đem lại uy thế, thì đó mới là vấn đề…

Nghề làm hàng Tết sớm (Lê Cường): Được ăn Tết sum vầy là một thứ hạnh phúc, được ăn Tết sớm lại càng hạnh phúc hơn như được nếm quả ngọt đầu mùa, mà dư vị còn đọng mãi suốt một mùa dài tưng bừng hoạt động, sặc sỡ sắc màu và rộn ràng thanh âm. Tất cả để hướng về tương lai, về phía trước!

Bảo tàng Thổ sản Hội An (Phạm Phú Ngọc - Phan Văn Quang): Thành phố Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, từ xưa đã được biết đến là vùng đất có nhiều loại thổ sản, hương liệu quý nức tiếng ở trong nước và trong vùng. Vì giàu thổ sản nên con đường giao thương thổ sản từ vùng đất này đã sớm được hình thành

Thèm chén cơm quê (Mộc Yên): Xới nồi cơm thơm nức mũi, bưng chén cơm đầy mà chị nghe lòng rưng rức. Ký ức bao dấu yêu ngày nhỏ ấm áp bên gia đình cứ thế ùa về cay tràn mắt môi. Câu nói chị tôi nghẹn lại giữa chừng. Phải chi được ăn một bữa cơm nhà với má với em…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới