Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên Internet

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên Internet

Vân Ly

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên Internet
Internet đã tạo ra nhiều sự chuyển biến cho nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm qua. Ảnh minh họa: VNPT

(TBKTSG Online) – Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ cố gắng để có chính sách cởi mở, để các doanh nghiệp nội và ngoại được đối xử bình đẳng kinh kinh doanh trên môi trường Internet.

Thông tin trên được ông Tuấn nói tại sự kiện Ngày internet 2017 diễn ra vào ngày 22-11, nhân dịp kỉ niệm 20 năm kết nối Internet của Việt Nam. 

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VC Corp, một doanh nghiệp nội có doanh thu hàng ngàn tỉ trên môi trường trực tuyến mỗi năm, cho biết những công ty toàn cầu như Facebook, Google… cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nên không bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam và đây cũng là một trong những lợi thế của họ trong cuộc cạnh tranh không cân sức với doanh nghiệp Việt, vốn có tiềm lực tài chính kém hơn.

“Chính sách quản lý cần phải làm sao để vừa quản lý mà không cản trở doanh nghiệp nội địa; vừa tháo gỡ được những khó khăn cho doanh nghiệp mà lại và cân đối được với mục tiêu của nhà quản lý. Sở dĩ nền kinh tế của Việt Nam phát triển được như hiện nay là do 20 năm trước đã mở cửa cho kết nối Internet. Do đó, thời gian tới chính phủ phải tháo gỡ chính sách quản lý trong lĩnh vực Internet để các doanh nghiệp có thể mạnh dạn cạnh tranh trong sân chơi công bằng"

Ông Tân cho rằng chính phủ cần hình thành những đặc khu ảo để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Internet, tương tự như đề xuất hình thành đặc khu kinh tế Phú Quốc để phát triển lĩnh vực kinh tế số hơn nữa.

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch tập đoàn công nghệ VNG thì cho rằng hiện nay lĩnh vực nội dung mới chỉ chiếm 1-2% trong GDP của Việt Nam nhưng trong 10 năm tới con số này sẽ tăng lên, có khi tới vài chục phần trăm. Thời gian tới công nghệ, Internet sẽ thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống. Do đó, sự phát triển của nền kinh tế số sẽ lệ thuộc vào chính sách trong lĩnh vực Internet.

“Internet không có khái niệm ranh giới mà thị trường dịch vụ trên môi trường này là rộng lớn khắp toàn cầu. Với xu hướng hiện nay, 10 năm nữa kinh tế số sẽ góp phần quan trọng với GDP quốc gia,” ông Minh nhấn mạnh.

Ông Tân cho hay doanh số mảng nội dung số của Việt Nam khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. Nếu có chính sách thúc đẩy sự phát triển thì doanh thu còn tăng hơn nữa.

Còn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng trong lĩnh vực Internet, sự lạc hậu của chính sách có thể cản trở sự phát triển với doanh nghiệp trong nước. Ông Tuấn cho rằng các doanh nghiệp Việt cần liên kết để phản biện, tác động chính sách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

“Chính sách cần sự hài hòa để phát triển. Ta có thể tham khảo chính sách quản lý Internet của các quốc gia đi trước,” ông Tuấn nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới