Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 20: Nới room ngân hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 20: Nới room ngân hàng

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Trong hoàn cảnh hiện nay, nới room là “liều thuốc kích thích cao độ” nhằm gọi vốn tiền tươi thóc thật của nước ngoài, nâng quy mô các ngân hàng, thêm nguồn xử lý nợ xấu, theo bài viết “Bước ngoặt nới room ngân hàng” của tác giả Hải Lý.

Các bài viết theo dòng thời sự khác trên TBKTSG số ra ngày 14-5-2015, xin giới thiệu bạn đọc:

Phi thị trường và hệ lụy (Mục Ý kiến): Hãy để cho thị trường làm tốt chức năng điều tiết nền kinh tế bằng bàn tay vô hình. Nhà nước chỉ can thiệp mỗi khi thị trường thất bại hoặc bị méo mó, mà thật ra cũng do bàn tay hữu hình của con người mà thôi.

Obama, Nike và TPP (Nguyễn Vạn Phú): Tổng thống Mỹ Obama nói gì với công nhân Nike khi đến thăm trụ sở công ty này vào cuối tuần trước. Vì sao khi nói đến TPP, Obama nhiều lần nhắc đến Việt Nam? Đằng sau các phát biểu này là gì?

“Thượng phương bảo kiếm” của Bộ trưởng Tài chính (Tư Giang): Bộ trưởng tài chính có hai át chủ bài khi ra giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tuần này về vấn đề ngân sách và nợ công. Đó là dự thảo Luật Ngân sách sửa đổi và Chỉ thị 02 của Chính phủ mới ban hành hồi tháng 2 vừa rồi.

Chớ buộc lỏng ngân sách! (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Quỹ dự trữ ngoại hối không phải là nguồn sẵn có, dễ kiếm, và hợp lý để cho Chính phủ chi tiêu, dù là cho đầu tư phát triển.

Nên bỏ thông điệp phá giá hàng năm (Tâm Dân): Cần mạnh dạn thay đổi mô hình quản lý tỷ giá, tăng cường tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước phải sớm từ bỏ thông điệp chỉ đạo “ phá giá hàng năm”.

Liệu tỷ giá có tiếp tục điều chỉnh? (Phương Lam): So với tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu năm thì dư địa điều chỉnh tỷ giá năm 2015 đã hết. Liệu tỷ giá có còn tăng thêm trong thời gian tới hay không?

“Nỗi niềm thông tư 36” (Hồng Phúc): Thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục chuỗi ngày ảm đạm. Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang mong cơ quan quản lý sớm tháo gỡ các nút thắt trong Nghị quyết 78 và Thông tư 36, mà họ cho rằng đang che phủ lên thị trường.

“Điểm dừng” ở trạm thu phí không dừng (Lan Nhi): Việc một “siêu tổng công ty BOT” sẽ điều tiết, phân phối lại doanh thu cho gần 100 công ty BOT ở dưới có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, nếu cơ quan quản lý không có những ràng buộc chặt chẽ với đơn vị vận hành.

Phát triển hiệu quả hệ thống đường cao tốc (Phan Minh Ngọc): Ngoài chuyện hạn chế những tiêu cực trong công tác đấu thầu, vấn đề nâng cao hiệu quả gọi và đấu thầu là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển hạ tầng ở Việt Nam.

Khi chim ưng quay đầu về hướng Đông (Thanh Tuấn): Chính sách “chim ưng hai đầu” của nước Nga đang hướng dần nhiều hơn nữa về hướng Đông và đích đến của họ là đất nước mà suốt thời gian dài điện Kremlin luôn e dè: Trung Quốc.

Sắp đến lúc không cần dây điện nữa? (Ngọc Ý): Cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn xe hơi điện Tesla tung ra sản phẩm pin dự trữ năng lượng gia dụng, gọi là Powerwall, và lập tức được cho là công nghệ “có thể thay đổi cách sử dụng năng lượng của thế giới”…

Đổ xô tìm cơ hội tại Cuba (Minh Đức): Không chỉ du khách đang tràn ngập thủ đô Havana của Cuba, chưa bao giờ tại Cuba, người ta chứng kiến sự xuất hiện nhiều đến thế của các phái đoàn ngoại giao và kinh tế.

Hãy thay đổi lúc “thể trạng” đang tốt (Hồng Phúc): Trong môi trường kinh doanh ngày nay,  thông tin chạy rất nhanh và khó kiểm soát. Ở đó, thay đổi là điều duy nhất không thay đổi.

Nên chăng, cắt bỏ các “phòng kế hoạch” (Nguyễn Hữu Long): Một kế hoạch, đề án do mình lập ra và đệ trình sẽ có ý nghĩa lớn hơn và khơi gợi quyết tâm thực hiện nhiều hơn là những chỉ tiêu, kế hoạch ‘từ trên trời rơi xuống”!

Bám rễ bên ngoài lũy tre làng (Minh Tâm): Trước cả những cuộc đổ bộ của người Thái Lan, người Malaysia… vào thị trường Việt Nam, từ lâu, một số doanh nghiệp trong nước đã lặng lẽ “đem quân đi đánh xứ người”, đưa hàng Việt cắm rễ ở nước ngoài.

Một ngày trải nghiệm làm nông (Ngọc Hùng): Các tour du lịch kết hợp cung cấp trải nghiệm làm nông cho khách đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Ở Việt Nam, hình thức du lịch này đang ăn nên làm ra"

“Kiến trúc sư trưởng” của TestArchitect (Tuyết Ân): Trương Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển của LogiGear, dẫn đầu nhóm kỹ sư phát triển thành công phần mềm kiểm thử tự động TestArchitect và đưa công nghệ Việt nam cạnh tranh trên bản đồ phần mềm thế giới.

ACV, sân bay Phú Quốc trong bài toán sân bay Long Thành (Ngọc Lan): Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trong đó có mục tiêu để lấy tiền xây sân bay Long Thành tại thời điểm mà Bộ Tài chính cho rằng nếu có bán sân bay Phú Quốc- một trong 22 sân bay thuộc ACV- thì Nhà nước cũng không trưng dụng được khoản tiền này.

Cổ phiếu điện: đường đua còn dài (Thành Nam): Những tháng qua, sự thuận lợi đã không san sẻ đều cho mọi công ty điện, có đơn vị tụt lại phía sau với sự phân hóa ngày càng rõ nét.

Xã hội hóa nửa vời- gánh nặng cho người bệnh (Quang Chung): Từ việc xã hội hóa nửa vời các bệnh viện công hiện nay, câu hỏi đặt ra là cổ phần hóa hay trao quyền tự chủ?

Thông tư 200: tác động tiêu cực đang bị “thổi phồng”? (Bình An): Kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản có sự phân hóa lớn nhưng điều này do kế hoạch triển khai, điểm rơi lợi nhuận dự án của mỗi doanh nghiệp khác nhau chứ không hẳn do Thông tư 200.

Xây gì cho dân, vì dân? (Danh Đức): Xin bầu chọn tin Bộ Y tế hôm 30-4 đã khánh thành Trung tâm điều trị ung bướu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy là tin “vì dân” nhất trong năm nay và cả trong lịch sử hình thành ngành y tế Sài Gòn và TPHCM.

Mơ về những không gian sách trong đô thị ngột ngạt (Phúc Tiến): Sài Gòn từng có đường sách, chợ sách đa dạng. Nhưng đã biến động, mai một. Và sẽ phục hồi?

“Vay” thần thái Tây Nguyên làm du lịch (Nguyễn Hàng Tình): Đà Lạt nương theo “hồn” rừng để làm du lịch, với một  Làng Cù Lần- sự giả bộ dễ thương!

Giấc mơ ngược sáng (Trần Huy Minh Phương): Mỗi lần xuống vụ mới là nông dân lại bặm môi làm bài toán cược sự mưu sinh cả gia đình với giá cả và nhu cầu của thị trường. Khi nào nông dân mình mới được làm chủ sản phẩm họ làm ra?

Chuyên mục Sự kiện và Vấn đề  tuần này có chủ đề “Hai mặt của ngành chăn nuôi” với các bài viết:

Thức ăn chăn nuôi: nội- ngoại so găng (Linh Trang): Thức ăn chăn nuội được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp  nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.

Những bất hợp lý và nguy cơ: Ý kiến của các chuyên gia trong ngành chăn nuôi.

Hai mặt của ngành chăn nuôi (Thùy Dung): Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới