Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Thay đổi lớn về nhân khẩu học sẽ định hình lại thế giới

Ngọc Thanh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Trong nhiều thập kỷ, các cường quốc thống trị thế giới hưởng lợi từ lượng dân số dồi dào trong độ tuổi lao động giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi ở phần lớn các nước đang phát triển, dân số đông đồng nghĩa với việc các nguồn lực hạn chế được chuyển sang nuôi dạy con cái, làm hạn chế cơ hội kinh tế.

Nhưng điểm tốt nhất về nhân khẩu học của thế giới đang thay đổi và thay đổi nhanh chóng. Nhật Bản có sự thay đổi lớn đầu tiên: Đến năm 2013, một phần tư dân số từ 65 tuổi trở lên, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia lớn có nhiều người cao niên nhất từ trước đến nay. Chẳng bao lâu nữa, phần lớn Tây Âu sẽ theo sau, với dân số già kỷ lục. Tiếp theo là Hàn Quốc, Anh và Đông Âu, cùng với Trung Quốc. Đồng thời, nhiều quốc gia có thu nhập thấp ngày nay sẽ lần đầu tiên có nguồn lao động khổng lồ trong độ tuổi trưởng thành. Liệu những nước này có tận dụng được cơ hội chăng?

Ảnh: Getty Images

Các dự báo rất đáng tin cậy và rõ ràng: Đến năm 2050, những người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm gần 40% dân số ở một số khu vực của Đông Á và châu Âu. Số lượng bất thường người về hưu sẽ phụ thuộc vào lượng người trong độ tuổi lao động đang giảm dần để chu cấp cho họ.

Các chuyên gia dự đoán, những thứ mà nhiều quốc gia giàu có coi là đương nhiên, như lương hưu, tuổi nghỉ hưu và chính sách nhập cư nghiêm ngặt, sẽ phải thay đổi.

Cơ hội cho nhiều nước nghèo cực kỳ lớn. Khi tỷ lệ sinh giảm, các quốc gia có thể thu được “lợi tức dân số” do tỷ lệ người lao động ngày càng tăng và ít người phụ thuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đây là một sự thay đổi lớn đối với châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế hàng đầu khác, những nơi có nhiều người trong độ tuổi lao động nhất thế giới, được điều chỉnh theo dân số của họ. Lực lượng lao động lớn đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của những quốc gia này.

Những quốc gia đó đang già đi và sẽ dần lùi vào quá khứ. Chẳng bao lâu nữa, lực lượng lao động cân bằng nhất sẽ chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á, châu Phi và Trung Đông, theo dự báo của Liên hiệp quốc. Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi này có thể định hình lại tăng trưởng kinh tế và cân bằng quyền lực địa chính trị.

Cơ hội cho nhiều nước nghèo cực kỳ lớn. Khi tỷ lệ sinh giảm, các quốc gia có thể thu được “lợi tức dân số” do tỷ lệ người lao động ngày càng tăng và ít người phụ thuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng nhân khẩu học không phải là định mệnh và lợi tức không phải điều tất yếu. Không việc làm thì có nhiều người trong độ tuổi lao động có thể dẫn đến bất ổn hơn là tăng trưởng.

“Nếu không có việc làm cho những người đang tham gia lực lượng lao động, thì không có gì đảm bảo rằng lợi tức dân số sẽ xảy ra”, Carolina Cardona, nhà kinh tế sức khỏe tại Đại học Johns Hopkins, người làm việc với Sáng kiến Lợi tức dân số, cho biết.

Philip O’Keefe, chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu người cao tuổi châu Á tại ARC (Center of Excellence in Population Aging Research), cho biết các quốc gia Đông Á đạt được điểm tốt nhất về nhân khẩu học trong vài thập kỷ qua đã có các thể chế và chính sách đặc biệt tốt để tận dụng tiềm năng đó.

Nhưng nhân khẩu học không phải là định mệnh và lợi tức không phải điều tất yếu. Không việc làm thì có nhiều người trong độ tuổi lao động có thể dẫn đến bất ổn hơn là tăng trưởng.

Theo ông O’Keefe, các khu vực khác trên thế giới - chẳng hạn như một số nước Mỹ Latinh - có cấu trúc tuổi tương tự như các quốc gia Đông Á đó nhưng chưa thấy ở đâu có mức tăng trưởng tương tự. Ông nói: “Nhân khẩu học là nguyên liệu thô. Lợi tức là sự tương tác giữa nguyên liệu thô và các chính sách tốt”.

Các quốc gia trẻ ngày nay không phải là những đất nước duy nhất ở thời điểm quan trọng. Sự chuyển đổi của các nước giàu chỉ mới bắt đầu. Nếu các nước này không chuẩn bị cho tình trạng số lượng lao động ngày càng giảm, họ sẽ phải đối mặt với sự suy giảm dần về phúc lợi và sức mạnh kinh tế.

Số người trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc và Ý, hai nước sẽ thuộc hàng già nhất thế giới, dự kiến sẽ giảm lần lượt là 13 triệu và 10 triệu vào năm 2050, theo dự báo dân số của Liên hiệp quốc. Trung Quốc dự kiến sẽ giảm hơn 200 triệu cư dân trong độ tuổi lao động.

Các chuyên gia cho rằng để đối phó với tình trạng già hóa dân số, các nước giàu có sẽ phải suy nghĩ lại về lương hưu, chính sách nhập cư và cuộc sống khi về già sẽ như thế nào.

Thay đổi sẽ không đến dễ dàng. Hơn một triệu người đã xuống đường ở Pháp để phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi, nêu bật tình hình chính trị khó khăn trong việc điều chỉnh.

Theo Ngân hàng Thế giới, những thay đổi sẽ khuếch đại ở các nước châu Á, nơi đang có tốc độ già hóa nhanh hơn các khu vực khác trên thế giới. Sự thay đổi về cấu trúc tuổi mà Pháp đã mất hơn 100 năm và Mỹ mất hơn 60 năm chỉ khiến nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á mất 20 năm.

Không chỉ các nước châu Á đang già đi nhanh hơn nhiều, mà một số quốc gia còn trở nên già trước khi giàu. Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có mức thu nhập tương đối cao, thì khi Trung Quốc ở giai đoạn dân số vàng mới đạt mức 20% thu nhập của Mỹ vào cùng thời điểm. Còn Việt Nam mới ở mức 14%.

Hệ thống hưu trí ở các nước có thu nhập thấp ít được chuẩn bị để xử lý vấn đề dân số già hóa so với ở các nước giàu.

(Theo The New York Times)

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới