Thứ Ba, 14/05/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thế giới vẫn tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19 dù có vaccine

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thế giới vẫn tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19 dù có vaccine

Khánh Lan

(TBKTSG Online) – Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 ở nhiều nước đang trễ so với tiến độ đặt ra ban đầu và điều này sẽ đe dọa đà phục hồi của kinh tế toàn cầu vì cuộc sống chưa thể bình thường trở lại sớm.

Thế giới  vẫn tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19 dù có vaccine
Vận chuyển vaccine Covid-19 lên máy bay của hãng Korean Air tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: Caasint.com

Tiêm vaccine đại trà vẫn chưa thể triển khai nhanh

Trong khi Mỹ và một số nước khác nhỏ khác được dự báo sẽ đạt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho hầu hết người dân vào cuối mùa hè năm 2021, các chuyên gia y tế và nhà kinh tế cho rằng phần lớn thế giới bao gồm nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latin trễ hẹn trong kế hoạch tiêm vaccine.

Thực tế này làm dấy lên lo ngại thế giới sẽ phải tiếp tục vật lộn với đại dịch Covid-19 và các tác động kinh tế của nó sẽ kéo dài sang năm 2022 hoặc lâu hơn.

Nhiều nước từ Đức cho đến Mexico đều đang vấp phải các vấn đề nghiêm trọng trong việc thu mua vaccine Covid-19. Các nước khác với số ca nhiễm thấp sẽ ít chịu áp lực khởi động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 sớm và cũng sẽ không sốt sắng tái mở cửa biên giới.

Tốc độ triển khai tiểm chủng khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới sẽ khiến đà phục hồi kinh tế của các khối kinh tế lớn trên thế giới không đồng đều, ít nhất là trong ngắn hạn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 5,1% trong năm nay nhưng tốc độ phục hồi tăng trưởng của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) và các nước đang phát triển khác đang ngày càng trở nên không chắc chắn do kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 bị chậm trễ.

Với tốc độ tiêm chủng vaccine hiện tại, chỉ có 10% dân số thế giới sẽ được tiêm chủng vào cuối năm 2021 và con số này chỉ tăng lên mức 21% vào cuối năm 2022. Chỉ có khoảng 10 nước có khả năng đạt mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 cho hơn 1/3 dân số của họ trong năm nay.

Dữ liệu của Ngân hàng UBS cho thấy ở các nước giàu ở châu Âu, tiến độ tiêm chủng vaccine cũng đang chậm trễ. Trong những ngày gần đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) nhìn nhận rằng mục tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19 cho 70% dân số của khu vực này có thể không đạt được sau khi nguồn cung vaccine cạn kiệt ở nhiều nước. Cho đến nay, chỉ có 2% dân số EU được tiêm chủng vaccine.

Mỹ và một số ít nền kinh tế khác có thể đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng sớm hơn nhưng khó có thể phục hồi kinh tế đầy đủ vì họ phải đợi các nền kinh tế khác tái mở cửa.

Khi các biên giới trên toàn cầu vẫn đóng cửa, doanh nghiệp ở các nước có tỷ lệ dân số được tiêm chủng vaccine Covid-19 cao sẽ phải trông chờ vào nhu cầu trong nước. “Đại dịch Covid-19 gây tổn thương cho thế giới càng lâu, bình thường hóa sẽ chưa thể phục hồi ở bất cứ nơi đâu”, Erik Nielsen, nhà kinh tế trưởng ở Ngân hàng UniCredit, nhận định.

Châu Âu tiếp tục đóng cửa

Tốc độ phân phối vaccine Covid-19 không đồng đều có nghĩa là đại dịch Covid-19 có thể kéo dài nhiều năm, đặc biệt là ở các nước như Brazil và Nam Phi, nơi số ca nhiễm mới hàng ngày vượt xa số người dân được tiêm chủng vaccine.

Cả hai nước này đang trở thành nơi ủ mầm cho các biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Các chuyên gia virus học cho rằng bcác biến chủng này có thể khiến các vaccine Covid-19 kém hiệu quả hơn. Nhiều nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách dự báo các chương trình tiêm chủng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự báo.

Tại châu Âu, các nhà sản xuất vaccine Covid-19 cho biết các nhà máy của họ không thể đáp ứng kịp nhu cầu. Tuần trước, hãng dược AstraZeneca (Anh-Thụy Sĩ) cho biết vào cuối tháng 3, hãng chỉ có thể giao 25% trong số 100 triệu liều vaccine Covid-19 mà EU đã đặt mua do các vấn đề sản xuất tại nhà máy của hãng này ở Bỉ.

Tức giận trước thông tin này, EU đã giới thiệu các biện pháp mới cho phép ngăn chặn xuất khẩu vaccine Covid-19 từ châu Âu sang các nước giàu khác như Canada, Nhật Bản hay Mỹ.

Các biên giới vẫn đang đóng cửa khắp châu Âu. Tuần trước, Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern cho biết nước của bà sẽ tiếp tục không đón nhận du khách quốc tế trong phần lớn năm nay.

Một quan chức y tế cấp cao Úc gần đây dự báo chính phủ Úc cũng sẽ hành động tương tự một phần vì vẫn chưa rõ liệu vaccine Covid-19 thực sự ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan hay chỉ là giúp bảo vệ mọi người khỏi bị các triệu chứng nghiêm trọng nếu nhiễm virus này.

Ngay cả Israel, nước có tốc độ tiêm chủng vaccine nhanh nhất thế giới, vẫn đang trong thời kỳ phong tỏa và các chuyến bay quốc tế đến nước này vẫn bị cấm vô thời hạn. Việc giao vaccine chậm trễ ở châu Âu có thể gây hiệu ứng domino đến những nước khác.

Hãng dược Pfizer (Mỹ) cũng đã giảm số lượng vaccine Covid-19 giao cho châu  và Canada vì chờ nâng cấp nhà máy ở Puurs, Bỉ để tăng công suất. Nhà máy sản xuất tất cả các liều vaccine dự kiến giao cho các thị trường khác bên ngoài Mỹ.

Khó tăng công suất sản xuất vaccine

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kiều hối gửi về các nước đang phát triển sẽ giảm 7,5% trong năm nay sau khi giảm 7% trong năm 2020. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn ở nhưng nơi như Đông Thái Á và Thái Bình Dương dự kiến chưa thể phục hồi đầy đủ cho đến giữa năm 2022.

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo các chuyến bay liên lục đia chưa thể phục hồi về mức của năm 2019 cho đến sớm nhất là năm 2023. Vấn đề cốt lõi hiện nay là rất khó để tăng công suất sản xuất vaccine Covid-19 nhanh chóng.

Khi được hỏi khi nào người dân Nhật Bản được tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ trưởng cải cách hành chính Nhật Bản,Taro Kono, người mới đây được chỉ định phụ trách chiếm dịch triển khai vaccine Covid-19 ở Nhật Bản, nói: “Tôi không thể nói trước được tháng nào sẽ triển khai”.

Trung Quốc cũng đối mặt các thách thức trong việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19. Dù đã khởi động chiến dịch tiêm chủng các vaccine do các công ty trong nước sản xuất, Trung Quốc không đưa ra thời hạn cụ thể để đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng và các kế hoạch cấp phép và sản xuất vaccine ở nước này có thể diễn ra chậm hơn nhiều so với dự báo, theo Công ty tư vấn Trivium China.

“Vấn đề chính là khối lượng sản xuất”, Guo Wei, Phó Tổng thư ký Hiệp hội logistics y tế thuộc Hội liên hiệp Logistics và mua sắm Trung Quốc, nói. Ông cho hay dựa vào công suất ước tính của các nhà sản xuất vaccine trong nước, Trung Quốc sẽ không đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng trong năm nay.

Trivium China ước tính Trung Quốc có thể sản xuất cao nhất là 850 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm nay. Hãng tư vấn kinh tế EIU dự báo phải đến cuối năm 2022, Trung Quốc mới đạt miễn dịch cộng đồng.

Việc sản xuất vaccine chậm trễ ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các nước khác. Morocco lên kê hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho 80% dân số trong những tháng tới và sẽ sử dụng một phần vaccine của Trung Quốc nhưng các quan chức nước này cho biết vẫn chưa nhận được nguồn cung vaccine cần thiết.

Giới phân tích cũng hoài nghi các mục tiêu tiêm chủng ở các nước khác. Tại Indonesia, các quan chức nói rằng sẽ tiêm chủng cho 65% dân số trong 15 tháng tới nhưng các nhà phân tích ở Công ty IMA Asia cho rằng Indonesia có thể mất 3-4 năm mới hoàn thành mục tiêu này.

Cho đến nay, chưa đến 1% dân số ở hai nước lớn nhất châu Mỹ Latin, Brazil và Mexico, được tiêm chủng vaccine Covid-19. Argentina dự kiến nhận được 5 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga trong tháng 1 nhưng rốt cục chỉ được giao 800.000 liều do kế hoạch sản xuất bị trì hoãn ở Nga. Trong lúc đó, Nigeria với dân số 206 triệu người người, dự kiến chỉ nhận được 100.000 liều vaccine Covid-19 trong tháng 2 này.

Theo Wall Street Journal

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới