Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thị trường vàng quay về trạng thái trầm lắng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thị trường vàng quay về trạng thái trầm lắng

Thanh Thương

Khách đến mua nữ trang nhiều hơn vàng miếng. Ảnh: Thanh Thương.

(TBKTSG Online) – Giá vàng thế giới biến động bất thường, cùng với việc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới đến hơn 800.000 đồng/lượng đã khiến nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu mua bán vàng trở nên dè dặt. Thị trường vàng hầu như trầm lắng trong thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), lượng vàng mua vô, bán ra từ sau tết đến nay không quá 5.000 lượng/ngày, trong khi trước tết, giao dịch nhiều ngày vượt qua mốc 20.000 lượng. Hiện tại, như trong ngày hôm nay, lượng mua vào, bán ra chỉ khoảng 2.000 lượng.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc, cho biết lượng vàng mua vào, bán ra cũng xoay quanh 2000-2.500 lượng/ngày, chỉ còn hơn một nửa so với thời gian trước tết.

Trong khi đó, tại nhiều tiệm vàng ở các chợ như Bến Thành, Tân Định ở TPHCM, lượng vàng mua vào, bán ra là không đáng kể, hầu hết các cửa hàng đều chỉ bán được nữ trang.

Giá vàng SJC đã liên tục đi xuống từ ngày 17-3, mất 260.000 đồng/lượng, còn 26,32 triệu đồng/lượng mua vào và 26,37 triệu đồng/lượng bán ra vào chiều ngày 23-3. Nếu quy đổi từ giá vàng thế giới lúc 15 giờ 30 phút là 1.102 đô la Mỹ/ounce thì giá vàng trong nước hiện đang cao hơn 830.000 đồng/lượng (chưa tính thuế và phí).

Giải thích cho sự chênh lệch này, ông Huỳnh Trung Khánh, thành viên Hội đồng vàng thế giới, Phó chủ tịch Hiệp hội vàng Việt Nam cho rằng trong thời gian trước tết, Ngân hàng Nhà nước đã cho SJC được phép nhập vàng, khiến giá vàng trong nước đã kéo gần lại với giá thế giới, nhưng từ sau tết, việc nhập này ngưng lại, khiến khoảng cách này lại dãn ra. ‘Đó cũng có thể là một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư không mua vàng trong thời gian này, vì sợ có những rủi ro”, ông Khánh nói thêm.

Ông Khánh cũng cho rằng việc cho nhập, cho xuất như hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang làm không thể rút được khoảng chênh lệch giá. Vì thực ra, các lần cấp hạn ngạch nhập đều là khi thị trường đã quá căng thẳng nên buộc lòng phải ra tay. Nhưng khi nhập xong, sau một thời gian thì giá lại trở về cách xa như cũ, vì không giải được bài toán cung cầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới