Thứ Hai, 27/03/2023, 14:23
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tiền lẻ: kẻ xài không hết người lần không ra

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tiền lẻ: kẻ xài không hết người lần không ra

Tuy đã có quy đinh, nhưng vẫn có rất nhiều điểm đổi tiền lẻ tư nhân mọc lên với tỷ lệ đổi rất cao. Trong ảnh, khách đổi tiền lẻ ở Phủ Tây Hồ, Hà Nội – Ảnh: VNExpress

(TBKTSG Online) – Lượng tiền mới mệnh giá thấp trong xã hội hiện không quá ít nhưng không phải ai cũng có điều kiện sở hữu tiền lẻ.

Mồng 1 Tết, đến nhà người bạn xông đất, anh Minh – đang công tác ở một ngân hàng quốc doanh – “rộng rãi” lì xì cho cháu nhỏ 10 tờ mệnh giá 5.000 đồng mới cứng. Thằng bé vừa ngắm nghía vừa cảm ơn bác rối rít.

“Năm nay, kho quỹ nhiều tiền mới, tiện thể lĩnh tiền thưởng Tết, tôi đổi luôn 5 triệu tiền giấy 5.000 đồng và 10.000 đồng, tha hồ mừng tuổi, không cần phải dè xẻn như mọi khi”, anh Minh khoe.

Hàng nghìn cán bộ ngành ngân hàng cũng giống anh Minh. Họ đổi được nhiều tiền mới mệnh giá thấp không những cho gia đình mà cho cả bạn bè, hàng xóm. Tiền mừng tuổi năm nay ít ai phải dùng đến tiền xu như năm trước mà chủ yếu dùng tiền giấy cotton mệnh giá 5.000 đồng, tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng, 50.000 đồng. Tiền cotton mệnh giá 500 đồng, 200 đồng tuy không nhiều nhưng không khan hiếm như mọi năm.

Để anh Minh và nhiều người bớt phải lo lắng về khoản tiền lẻ, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành khoảng 22.000 tỉ đồng tiền mới mệnh giá thấp trước Tết Nguyên Đán, nhằm cung ứng nguồn tiền mới cho nhu cầu lì xì của nhân dân dịp Tết cũng như nhu cầu tiêu tiền lẻ của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hiện nay.

Các địa phương bắt buộc phải có quầy đổi tiền mệnh giá nhỏ

Thống đốc NH Nhà nước có văn bản 1444/NHNN-PHKQ yêu cầu chi nhánh NH Nhà nước tại các tỉnh, thành bắt buộc phải có một quầy đổi tiền mệnh giá nhỏ để đổi tiền lẻ cho người dân bắt đầu từ nay cho đến hết Tết Nguyên đán.

Việc đổi tiền sẽ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên đổi tiền xu trước, sau đó mới đến tiền giấy mệnh giá nhỏ. Cho đến sau Tết Nguyên đán, quầy đổi tiền tại NH Nhà nước các địa phương này, tùy theo nhu cầu của tỉnh thành đó, sẽ được quyết định tiếp tục tồn tại hoặc ngưng hoạt động.

Theo một nguồn tin từ cơ quan này, số tiền lẻ được phát hành trước Tết Nguyên Đán năm 2008 là đợt cung ứng tiền lẻ lớn nhất từ trước tới nay của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đồng thời với quá trình phát hành tiền, Ngân hàng Nhà nước đã dùng các nghiệp vụ thu về một lượng tiền mặt tương ứng để tránh gây ảnh hưởng đến lạm phát và bình thường hoá nguồn cung tiền mặt trên thị trường.

Nhưng thực tế, bên cạnh những người an tâm về tiền lẻ như anh Minh lại có rất nhiều người phải xoay sở chật vật để có tiền lẻ. Chị Nhàn, một người bán tạp hóa ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã phải dành dụm những đồng tiền mới mệnh giá 50.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng sau khi thu tiền của khách hàng để dành cho việc mừng tuổi. “Năm ngoái, đến nhà người bạn chúc Tết, gặp nhiều trẻ nhỏ mà trong túi chỉ còn loại tiền 100.000 đồng trở lên, vợ chồng tôi khốn khổ vì mừng tuổi. Vì thế, năm nay tôi phải rút kinh nghiệm, chuẩn bị tiền lẻ từ trước Tết nửa tháng”, chị Nhàn phân trần.

Chị Nhàn không có người quen làm ngân hàng, đồng nghĩa với việc không có “kênh” nào để đổi tiền lẻ. Nếu muốn có tiền mới mệnh giá thấp, chỉ còn cách ra các cổng chùa hay ra “chợ tiền” Bờ Hồ, phố Hà Trung, Hà Nội để đổi, nhưng phải chịu thiệt, 10 chỉ được ăn 9 hay ăn 8, tức 100.000 đồng tiền chẵn chỉ đổi được 9 tờ tiền mệnh giá 10.000 đồng hay 16 tờ tiền giấy mệnh giá 5.000 đồng.

Số người có các mối quan hệ với ngân hàng như anh Minh chỉ tập trung ở những đô thị, thành phố lớn, còn số người thiếu tiền lẻ như chị Nhàn thường ở khu vực buôn bán tự do hay nông thôn. Và thực tế, lượng tiền mới mệnh giá thấp trong xã hội hiện không quá ít nhưng không phải ai cũng có điều kiện có được nó.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cách đây chưa lâu, một quan chức của Ngân hàng Nhà nước nói rằng Ngân hàng Nhà nước không có chức năng đảm bảo cho mọi người dân trong xã hội có tiền lẻ mà chỉ có thể giúp cho việc này đồng đều hơn thông qua nghiệp vụ phát hành và chi trả tiền của ngân hàng với khách hàng. 

Nghĩa là, qua chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại khi trả tiền cho khách hàng có thể chi tiền mệnh giá nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Ví dụ: 80% tiền chẵn và 20% tiền mệnh giá nhỏ. Nhưng nếu ngân hàng thương mại lấy lý do hết tiền mệnh giá nhỏ trong kho hay không chi cho khách đúng tỉ lệ thì không cơ quan nào có thể giám sát.

Từ năm 2008, Chính phủ đã có chỉ đạo nhận lương từ ngân sách qua tài khoản thẻ nhưng máy giao dịch ngân hàng tự động ATM không thể đảm nhận được nghĩa vụ phát hành tiền mệnh giá nhỏ bởi không đủ ngăn chứa, nhiều khi ngân hàng không đủ tiền mệnh giá nhỏ cũng như nhiều máy ATM phải cài đặt lại quy trình nhận dạng tiền và “nhả” tiền. Vì vậy, hầu hết các máy ATM trên toàn quốc vẫn chỉ có thể chi trả đồng tiền mệnh giá nhỏ nhất là 50.000 đồng.

HỒNG PHÚC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới