Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ứng dụng tư duy phân tích trong công việc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ứng dụng tư duy phân tích trong công việc

Ông Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế TPHCM, trao đổi về việc dạy và học tư duy phân tích -Ảnh: Trung Châu

(TBKTSG Online) – Những kỹ năng chính và mặt lợi ích khi ứng dụng tư duy phân tích (critical thinking) trong công việc, nhất là đối với các sinh viên mới ra trường, được mổ xẻ tại một buổi hội thảo tổ chức hôm nay (2-11) tại hội trường Saigon Times group.

Tư duy phân tích (critical thinking) là một chuỗi các kỹ năng giải quyết vấn đề và phản biện vấn đề, sẽ giúp cho những người làm việc trong các doanh nghiệp tự chủ tốt hơn những kỳ vọng của mình, xoay sở tốt hơn trong nhiều tình huống của một sự việc, tự tin hơn khi tham gia thảo luận một vấn đề và cảm thấy vui vẻ hơn trong công việc.

Đây là một trong những điểm nhấn trong bài phát biểu của ông Charles Wilson, giảng viên trường Đại học Quốc tế TPHCM, tại cuộc hội thảo về ứng dụng tư duy phân tích trong công việc, do CLB Doanh nhân 2030 và Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức.

“Tư duy phân tích là hạt nhân trong kinh doanh”, ông nói. “Nó giống như một vụ nổ làm cho mọi thứ chuyển động”.

Ông Wilson nói thêm rằng khi giải quyết một vấn đề, không được đi tắt mà cần theo một quy trình từ xác định vấn đề gì đang xảy ra, tại sao nó xảy ra, đối phó với nó như thế nào và hành động tốt nhất là gì.

Tại hội thảo, ông Phạm Uyên Nguyên, Giám đốc Công ty quản lý quỹ Hợp Việt, người từng học về tư duy phân tích và quản lý thành công tại nước ngoài, cho rằng đưa ra những phản biện là điều tốt. Tuy nhiên, nhân viên nên chú ý đến môi trường thực tế làm việc ở Việt Nam mà có những hành xử, ý kiến phù hợp. “Ứng dụng tư duy phân tích là một nghệ thuật”, ông nói.

Việc dạy và ứng dụng tư duy phân tích cho sinh viên mới ra trường ở nước ta còn khá mới. Điều này dẫn tới một trong những tình huống hiện nay là nhiều người mới tốt nghiệp, ra làm việc rất hay “lý sự cùn” mà cứ nghĩ là mình đang phản biện vấn đề, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, giám đốc Công ty Le & Associates nhận xét.

Ông Hồ Thanh Phong, hiệu trường trường Đại học Quốc tế TPHCM, cho rằng nhiều sinh viên Việt Nam rất thụ động trong việc giải quyết hoặc đề xuất một vấn đề và có khuynh hướng làm theo thói quen những sự việc mà lẽ ra cần sự phân tích, phản biện.

Hội thảo cũng thu hút nhiều ý kiến của các doanh nghiệp và những người làm trong ngành giáo dục về việc làm thế nào kết nối việc dạy tư duy phân tích trong nhà trường và ứng dụng thực tế trong công việc.

TRUNG CHÂU

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới