Chủ Nhật, 12/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Xem xét không thu thuế TTĐB và lệ phí trước bạ với ô tô điện

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Xem xét không thu thuế TTĐB và lệ phí trước bạ với ô tô điện

Vân Phong

(KTSG Online) - Bộ Công Thương cho biết có thể xem xét việc áp dụng thí điểm chính sách không thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và lệ phí trước bạ trong 5 năm để khuyến khích sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện thân thiện với môi trường.

Xem xét không thu thuế TTĐB và lệ phí trước bạ với ô tô điện
Mẫu ô tô điện của hãng Honda được trưng bày tại Toykyo, Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Cơ quan này cho biết việc xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sản xuất và kích thích người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện thân thiện với môi trường, góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường là cần thiết.

Ngoài ra, việc này cũng phù hợp với định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Thủ tướng.

Việc áp dụng thí điểm chính sách ưu đãi không thu thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ áp dụng trong thời gian 5 năm để khuyến khích sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện thân thiện với môi trường là có thể xem xét, theo Bộ Công Thương.

Vì vậy, cơ quan này đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo.

Tương tự, Bộ Giao thông vận tải cho biết việc phát triển phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; Luật bảo vệ môi trường năm 2020; Chỉ thị số 03-CT/TTg ngày 18-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Ngoài ra, đây cũng là biện pháp giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam đã được Thủ tướng gửi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Vì vậy, cơ quan này cho rằng cần điều chỉnh chính sách ưu đãi phù hợp với phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện.

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của người dân rất cao khi nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển các dòng xe ôtô thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phương tiện này đang dần trở thành sự lựa chọn có nhiều ưu thế thay cho xe động cơ đốt trong.

Hiện nhiều nước trên thế giới ô tô điện chạy pin được coi là giải pháp tối ưu để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, theo Bộ Tài chính. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ô tô điện hiện rất nhanh, năm 2019 thế giới ghi lượng nhận tiêu thụ hơn 3,2 triệu xe điện, nâng tổng số xe điện tiêu thụ lên đến 10 triệu xe.

Theo báo cáo của InsideEVs.com, doanh số xe điện năm 2019 ở thị trường Mỹ tăng 21% so với năm 2018, tương ứng lượng xe điện bán ra hơn 200.000 chiếc. Trong đó Tesla Model 3 có lượng bán ra hơn 160.000 chiếc.

Tại châu Âu, lượng xe ô tô điện bán ra xấp xỉ 195.000 chiếc tính đến hết tháng 6-2020, tăng 42% so với năm 2019. Na Uy là quốc gia dẫn đầu với lượng ô tô điện bán ra hơn 36.500 xe, chiếm tỷ trọng 37%.

“Xe ô tô điện chỉ chiếm 2,6% tổng lượng xe bán ra trên toàn cầu hàng năm, nhưng mức tăng trưởng ghi nhận ở mức 50%”, Bộ Tài chính cho biết.

Cũng theo Bộ Tài chính, ô tô điện là phương tiện sử dụng những vật liệu có lợi cho môi trường và có nhiều tiện ích như tiết kiệm chi phí, không phát thải khi sử dụng ngoài môi trường, giảm tiếng ồn và cải thiện chất lượng không khí.

Tại Việt Nam ô tô điện chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiện chỉ có VinFast đầu tư, sản xuất. Tháng 4, hãng này mới cho ra mắt chiếc xe đầu tiên, dự kiến công suất xe chạy pin của VinFast có thể lên đến 250.000 chiếc mỗi năm và có thể nâng lên 500.000 đến 1 triệu chiếc mỗi năm.

Bộ Tài chính cho biết trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong phát triển ô tô điện là cơ sở hạ tầng. Cụ thể, trạm sạc còn thiếu; năng lượng cung cấp điện chủ yếu từ nguồn nhiên liệu có phát thải CO2 cao - chiếm gần 50% tổng sản lượng điện huy động, trong khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo (mặt trời, sức gió, sinh khối) chỉ chiếm 4,3% và được coi là nguồn điện không ổn định.

Về thuế, Bộ Tài chính cho biết thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện có 3 mức, tương ứng với ba chủng loại xe khác nhau. Theo đó, xe dưới 9 chỗ ngồi có thuế suất là 15%, xe có 10-16 chỗ ngồi có thuế suất là 10%, xe có 16-24 chỗ ngồi có thuế suất là 5%.

Với lệ phí trước bạ, cơ quan này cho biết hiện chỉ có ưu đãi với xe buýt sử dụng năng lượng sạch để khuyến khích phát triển phương tiện vận tải công cộng thân thiện với môi trường, chưa ưu đãi đối với xe cá nhân.

Để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng sử dụng ô tô điện, Bộ Tài chính đã kiến nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và nội dung này thuộc thẩm quyền Quốc hội. Vì vậy phải trình Quốc hội sửa luật.

Về lệ phí trước bạ, Bộ Tài chính cho biết đây là thẩm quyền của Chính phủ. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn, nếu phải ban hành chính sách sớm hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới