Thứ Bảy, 27/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Ý tưởng xây trụ sở mới của Hải Dương bị phê phán

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ý tưởng xây trụ sở mới của Hải Dương bị phê phán

Tư Hoàng

Ý tưởng xây trụ sở mới của Hải Dương bị phê phán
Ngân sách chi cho đầu tư phát triển ngày càng ít, lẽ ra cần phải tập trung xây dựng đường sá. Ảnh TL SGT.

(TBKTSG Online) – Ý tưởng của chính quyền tỉnh Hải Dương về việc xây dựng trụ sở hành chính tỉnh lên tới 2.000 tỉ đồng đã bị một số ý kiển cá nhân của quan chức trung ương “phê phán”.

"Trong khi chúng ta đang khó khăn như thế này mà xây dựng một trụ sở to thì không nên. Những công trình như thế phải lùi lại, hoặc tiết giảm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chinh Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói với phóng viên bên hành lang Quốc hội.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, và các vị đại biểu khác cũng đồng tình với ý kiến của ông Hiển khi trả lời phỏng vấn báo chí.

Dù những người có trách nhiệm như Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Tài chính chưa lên tiếng, nhưng phản ứng như trên là chưa từng có tiền lệ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỉnh Hải Dương  nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tới 2.034 tỉ đồng (147,5%) trong năm 2011. Hiện chưa rõ, tỉnh này đã trả được bao nhiêu trong số nợ đó. Song, lẽ ra, chính quyền tỉnh này nên tập trung trả nợ, thay vì xây dựng trụ sở to, khang trang.

Nhìn ở góc độ quốc gia, những lời cảnh báo như trên là rất đáng giá, không chỉ cho Hải Dương, mà nhiều tỉnh, thành phố khác.

Tuy nhiên, mới gần đây thôi, khi chính quyền một số tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Bình Dương quyết định đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để xây mới trụ sở làm việc, họ lại không gặp những ý kiến phản ứng tương tự như với trường hợp của Hải Dương.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chi đầu tư xây dựng cơ bản ở nhiều địa phương trên cả nước  thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán.

Cách chi tiêu như vậy phải được chấm dứt. Hiện nay, nợ xây dựng cơ bản của các chính quyền đại phương, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là 43.358 tỉ đồng của 15.638 dự án tính đến giữa năm ngoái. Nhà nước nợ nần như vậy nghĩa là mang lại rủi ro tài chính, khó khăn về vốn liếng cho không ít doanh nghiệp, cả quốc doanh và tư nhân.

Đã đến lúc việc chi tiêu hoành tráng từ tiền thuế của người dân phải được chấm dứt, nhất là khi họ cũng không dư giả gì.

Xem thêm:

Nợ đọng xây dựng cơ bản: trung ương giảm, địa phương "rất phức tạp"

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới