Thứ Ba, 17/09/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 25-2022: Nếu suy thoái kinh tế xảy ra…

Kinh Tế Sài Gòn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Sau dự báo cập nhật của một số tổ chức kinh tế có ảnh hưởng lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) thì nỗi lo về một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới dấy lên và ngày càng lan rộng. Vậy, những dấu hiệu nào sẽ cảnh báo một cuộc suy thoái và Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Theo TS. Võ Đình Trí, tác giả bài viết tựa đề Nếu suy thoái kinh tế xảy ra… trên KTSG bản in sáng mai (23-6), lịch sử cho thấy những doanh nghiệp chủ động cắt giảm quy mô, kiểm soát hiệu quả chi phí, duy trì được biên lợi nhuận tối thiểu thì sẽ vượt suy thoái thành công. Trong khi đó, ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong bài Việt Nam trước nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái do Minh Tâm thực hiện cho thấy với đặc thù kinh tế Việt Nam, lạm phát chưa phải là vấn đề sống còn hiện nay và vẫn trong mức độ chấp nhận được.

Nhìn ra bên ngoài, mối lo suy thoái kinh tế đang gia tăng tại Mỹ trong tình hình lạm phát cao và lãi suất tăng. Liệu Tương lai nào đang chờ đợi kinh tế Mỹ? (tựa đề bài viết của Song Thanh).

Còn đi ngược về “căn bản” của mối lo, tác giả Nguyễn Vũ cho rằng tuy báo chí vẫn thường xuyên đề cập cụm từ “suy thoái kinh tế” (nhất là những lúc gần đây, khi tường thuật tình hình kinh tế Mỹ trong vòng xoáy của lạm phát), nhưng hầu như chưa có bài báo nào chịu định nghĩa cho tường minh khái niệm “suy thoái”. (Bài Thế nào là “suy thoái”?)

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo

Bổ sung tiền mã hóa vào luật chống rửa tiền (mục Ý kiến): Nhà nước nên có chủ trương rõ ràng và nhất quán về các đồng tiền mã hóa: hoặc cấm hẳn, hoặc đưa ra những quy định quản lý. Khi đó, mới có thể đặt ra những quy định chống rửa tiền để áp dụng cho các hoạt động liên quan.

Cuộc đua lãi suất đang bắt đầu (Hải Lý): Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang tăng và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng tới.

Thủng ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm, VN-Index về đâu? (Thanh Thủy): Vn-Index có tuần thứ hai liên tiếp giảm khá mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số này lùi về mức 1.217 điểm.

Chứng khoán – tin xấu đã phản ánh hết? (Triêu Dương): Rủi ro suy thoái đang được nhắc tới. Các nhà đầu tư có lý do để ưu tiên nắm giữ tiền mặt hoặc các tài sản an toàn hơn để chờ đợi mọi thứ rõ ràng hơn.

Câu chuyện tỷ giá và thao túng tiền tệ (Thụy Lê): Giữ tỷ giá ổn định và chủ động bán ngoại tệ cũng là cách Việt Nam thể hiện chính sách linh hoạt thay vì chỉ can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối như những đánh giá trước đây từ phía Mỹ.

Khi các quỹ kêu gọi đầu tư dài hạn (Thành Nam): Trong một thế giới tài chính đầy biến động, điều gì cũng có thể xảy ra. Thiên nga đen không chỉ xuất hiện một lần.

Bắt mạch nền kinh tế để tránh rủi ro thị trường tài chính (Trần Hương Giang): Sau sự càn quét của đại dịch Covid-19, hệ thống tài chính trong nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bất cứ một sai lầm nào, dù nhỏ nhất, cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Tăng lương có khi không hiệu quả bằng giảm thuế (Bùi Trinh): Giá xăng dầu Việt Nam tăng cao cơ bản do thuế, như thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, nên xăng dầu nhập vào với giá càng cao thì người tiêu dùng phải chịu thuế càng nhiều.

Bài toán hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp SME (Tuệ Nhiên): Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức chống chọi yếu ớt trước những biến động của nền kinh tế, và không đủ lợi thế cạnh tranh khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

Đầu tư công: căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm (TS. Võ Duy Nghi): Các đại biểu Quốc hội lo ngại về việc lập dự toán các dự án đầu tư công theo kiểu “bốc thuốc”, dẫn đến đội vốn tràn lan, hoặc thừa vốn mà không giải ngân được.

Phí sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư: đã thu thì phải hiệu quả! (Huỳnh Thiên Tứ): Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Như vậy, cơ sở dữ liệu này không phải miễn phí và có thể không dành cho tất cả mọi người.

Vì sao nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại? (Lê Hoài Ân – Phan Thị Mỹ Oanh): Có những sai lầm căn bản mà doanh nghiệp cần tránh để có thể chuyển đổi số thành công. Những sai lầm đó là gì?

“Chữa lành” cho du lịch (Nguyễn An Nam): Loại hình du lịch trải nghiệm đời sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên… đang thu hút du khách sau thời gian dịch bệnh. Nhu cầu du lịch về với thiên nhiên được cho là rất lớn trong mùa hè năm nay.

Bí mật kinh doanh – chuyện của chú Dảng (Lê Vũ Vân Anh – Nguyễn Ngọc Trâm): Bí mật kinh doanh là xương sống của sự thành công, nhưng doanh nghiệp sẽ phải trả giá nếu vẫn đối xử với xương sống theo kiểu nó mãi ở đó, không nhận thức và không có phương án bảo vệ.

Giá cả không quan trọng bằng theo dõi cách làm giá hàng hóa (Nguyễn Quang Bình): Thị trường cà phê và nhiều sàn hàng hóa thương phẩm hỗn loạn trong thời gian trước và sau quyết định tăng lãi suất điều hành đồng đô la của Cục Dự trữ liên bang Mỹ.

Tôi là freelancer (Khánh Hưng): Lao động làm việc tự do đang là xu thế, nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thuê lao động làm việc tự do đã không dành sự tôn trọng đầy đủ đối với họ.

Bắt tay vượt “bão giá” vật liệu xây dựng (Khánh Lam): Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến ngành xây dựng gặp khó khăn, nhưng cũng thúc đẩy nhiều doanh nghiệp thay đổi mạnh mẽ hơn để bắt nhịp với thị trường.

Không thể để “thiết kế cầu Rạch Miễu” nhân bản khắp nơi! (Mộc Nhĩ): Nếu các thiết kế như cầu Rạch Miễu được “nhân bản” cho các dự án cao tốc sắp triển khai thì kẹt xe, tai nạn sẽ thành nỗi ám ảnh thường trực của các bác tài trên mọi miền đất nước.

Từ Stonehenge nghĩ về việc bãi san hô Hòn Yến bị giẫm đạp (Phong Điền): Một nhóm nghệ sĩ nhiếp ảnh giẫm đạp lên rạn san hô ở Hòn Yến (Phú Yên) gây bức xúc trong dư luận. Nhưng để xảy ra tình trạng này là do cách quản lý và quy hoạch du lịch.

Khi tha hóa hình thành văn hóa (Trần Thanh Tâm): “Đứng trong đám đông là chuyện dễ, nhưng phải can đảm lắm mới dám đứng riêng một mình” – Mahatma Gandhi. Tỷ như sự cám dỗ lái xe leo lề là khó cưỡng. Và cần chống lại kiểu chạy xe khôn lỏi này bằng “phản tha hóa”.

Chia sẻ với Phan Chánh Dưỡng về “Ký ức theo dòng đời” (Trần Trọng Thức): Tác giả tập ký ức này không phải là nhân vật tăng sĩ, nhưng anh cũng là một người tu hành theo đạo Trời Đất.

Vẫn còn đó kiểu phụ nữ chân quê (Hạ Vũ): Ở chị Tư vẫn lưu giữ thứ mà không ai có thể mua bán được, đó chính là sự chân chất của người phụ nữ miền quê.

Nghĩ từ những kẽ hở (Nguyễn Hoàng Chương): Có những kẽ hở cần được tạo ra, và có những kẽ hở cần phải bịt lại.

Các đề tài kinh tế thế giới:

Những kỳ vọng từ cuộc thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày (Lạc Diệp): Hàng ngàn người lao động ở Anh đã bắt đầu làm việc bốn ngày mỗi tuần kể từ hôm 6-6 với mức thu nhập không bị cắt giảm. Cuộc thử nghiệm này cùng nhiều chương trình tương tự khác tại nhiều quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong mô hình làm việc, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người lao động.

Khi lúa mì là… “vũ khí không lời”! (Thiên Kim): Người tiền nhiệm của Tổng thống Nga Putin và cũng là cựu Thủ tướng Nga, ông Dmitri Medvedev, gọi lúa mì là một loại “vũ khí không lời”…

Quả “bom hạt nhân” môi trường (Nguyễn Vũ): Dưới sự tàn phá của biến đổi khí hậu, New York Times cho biết hồ Great Salt Lake đang cạn dần, tạo ra một vùng khô cằn đầy bụi độc, làm cho tiểu bang Utah như đang gánh chịu một quả bom hạt nhân khổng lồ.

Xem “tử vi” bằng bộ gen (Lê Học Lãnh Vân): Người ta đã bắt đầu bàn tới “tử vi sinh học”. Tại sao tử vi – một ngành không có tính thực nghiệm, lại có thể đi cặp với một ngành rất thực nghiệm là sinh học?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới