Thứ ba, 26/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Nhu cầu số hóa kinh doanh sẽ thúc đẩy M&A nửa cuối năm

Dũng Nguyễn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Mặc dù quy mô và số lượng giao dịch giảm so với năm ngoái nhưng các hoạt động M&A vẫn được kỳ vọng sôi động với nhu cầu phục hồi chuỗi cung ứng, đầu tư cho Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và đặc biệt là nhu cầu số hóa mô hình kinh doanh.

Theo báo cáo “Các Xu hướng M&A Toàn cầu: Cập nhật giữa năm 2022” của PwC, hoạt động M&A trong nửa đầu năm 2022 suy giảm nếu so với cùng kỳ năm 2021, với bình quân khoảng 25.000 thương vụ.

Tại thị trường Việt Nam, ông Tiong Hooi Ong, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo phụ trách Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam, đánh giá năm 2022 sẽ là năm sôi động đối với các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam, bất chấp những trở ngại về kinh tế vĩ mô.

“Các hoạt động M&A tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư, khi các nhà giao dịch thoái vốn nhằm tập trung nguồn lực vào việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A”, đại diện PwC nhận định.

Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương suy giảm nhiều nhất (cả khối lượng và giá trị giao dịch đều thấp hơn 30% so với mức đỉnh năm 2021), chủ yếu do những trở ngại kinh tế vĩ mô và các hạn chế phòng dịch được áp dụng trên một số thành phố lớn ở Trung Quốc.

Giá trị giao dịch đã giảm trở lại mức tương tự như trước đại dịch, xấp xỉ 2.000 tỉ đô la Mỹ, gần gấp đôi so với số liệu ghi nhận trong nửa đầu năm 2020, giai đoạn kinh tế có nhiều bất ổn.

Theo đánh giá của PwC, trong nửa đầu năm 2022, mặc dù kém sôi động hơn so với năm ngoái nhưng hoạt động M&A trên toàn cầu vẫn tiếp tục khởi sắc, trong bối cảnh nhiều yếu tố trở ngại kinh tế xuất hiện, bao gồm lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng nhanh, cổ phiếu suy giảm và khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga - Ukraine.

Lý do được giải thích khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, tối ưu hóa danh mục đầu tư, Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và quan trọng nhất là nhu cầu công nghệ để số hóa mô hình kinh doanh. Đây cũng là những yếu tố tiếp tục có ảnh hưởng đến thị trường giao dịch vào nửa cuối năm 2022.

Trong khi đó, các lĩnh vực được đánh giá là hấp dẫn là công nghệ, truyền thông và viễn thông (nhóm này vẫn dẫn đầu về số lượng đầu tư thương vụ M&A), dịch vụ tài chính (DVTC) (gần 1/4 giá trị thương vụ), thị trường tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và ô tô, năng lượng, tiện ích và khai thác và y tế.

Hoạt động M&A toàn cầu nhìn chung vẫn khởi sắc trong nửa đầu năm 2022.

Yếu tố quan trọng là sự phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là các quy định và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư. Theo đó, nửa cuối năm 2022 là cơ hội để các nhà kinh doanh đánh giá lại chiến lược và hành động còn các nhà giao dịch thương vụ thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

Trong đó, biến động ngắn hạn trên thị trường tài chính, áp lực lạm phát, lãi suất tăng nhanh, gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đều có khả năng phát triển thành xu hướng dài hạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới