Thứ hai, 25/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 35-2023: Giải bài toán giá đất

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Nghị quyết Trung ương 18 yêu cầu bỏ khung giá đất theo Luật Đất đai 2013 để chuyển sang áp dụng giá đất theo thị trường. Tuy nhiên Ủy ban kinh tế của Quốc hội thấy khó nên đề xuất không theo phương án này. Vậy, “cái khó” thật sự ở đâu và giải pháp tháo gỡ nên như thế nào?

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập - tác giả bài viết Giải bài toán giá đất đặt ra yêu cầu cải cách luật đất đai trên KTSG bản in phát hành sáng mai (31-8), cho dù xác định nguyên tắc giá thị trường thì trên thực tế, với độ trễ của giá Nhà nước, tình trạng hai giá vẫn tồn tại với độ sai lệch nhất định. “Vấn đề ở chỗ làm rõ mục tiêu của việc Nhà nước ấn định giá là gì”, tác giả viết.

Ở một bài viết khác có tựa đề Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Trăm mối ngổn ngang!, tác giả An Nhiên cho rằng nếu các chính sách quan trọng không được giải quyết thấu đáo, phương án lùi thời điểm thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được cân nhắc, để đảm bảo luật khi được ban hành sẽ thực sự mở đường cho sự phát triển.

Một hồ sơ xoay quanh câu chuyện trí tuệ nhân tạo (AI) gồm các bài viết:

Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu: cần nhanh chóng có biện pháp quản lý! (Lê Thiên Hương): AI góp phần thay đổi tích cực đối với cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng suất nông nghiệp, thúc đẩy an toàn, an ninh... Tuy nhiên, cần lưu ý có vô số những nguy cơ tiềm tàng, chưa kể việc sử dụng AI với mục đích bất hợp pháp.

Lại là chuyện AI - động thái mới từ tòa án Mỹ! (Thiên Kim): Các sản phẩm do AI tạo ra tăng lên mỗi ngày, đặt ra những cơ hội và cả thách thức. Hiện chưa có luật quốc gia nào hay công ước quốc tế nào được thông qua liên quan tới bảo hộ sản phẩm sáng tạo của “tác giả” AI.

Cơn sốt AI đã qua? (Nguyễn Vũ): Khi ChatGPT ra đời, cả thế giới như lên cơn sốt. Các doanh nghiệp công nghệ dồn sức cho cuộc đua AI. Nhưng chưa đầy một năm sau, dường như mối quan tâm của mọi người đã cạn.

Các đề tài kinh tế, văn hóa - xã hội khác trên cùng số báo:

Đừng tạo khoảng cách số (mục Ý kiến): Thay vì tích hợp ngày càng nhiều tính năng chưa cần thiết, trùng lắp với các ứng dụng khác, VNeID nên làm tốt chức năng chủ chốt là cung cấp thông tin cư trú như một dạng sổ hộ khẩu điện tử.

Mong đợi gì ở phiên giải trình về hoàn thuế VAT? (Hải Phong): Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đang chuẩn bị cho phiên giải trình về hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo cộng đồng doanh nghiệp, một số công văn của ngành thuế vừa làm khó doanh nghiệp, vừa làm chậm quá trình hoàn thuế.

Vì sao Thông tư 06 vừa được ban hành đã phải thay đổi? (Thân Trọng Lý - Cao Lê Ngọc Anh): Những điểm bất hợp lý của Thông tư 06 cùng những tác động bất lợi đến thị trường bất động sản đã chỉ ra tính cấp thiết bãi bỏ hoặc sửa đổi thông tư này.

Bất chấp tỷ giá tăng, lãi suất vẫn không ngừng giảm (Thụy Lê): Các ngân hàng đã chủ động hạ lãi suất đầu vào để tiết giảm chi phí vốn nhằm đáp ứng mục tiêu giảm thêm lãi suất cho vay trong giai đoạn tới.

Thị trường chứng khoán: VN-Index phục hồi, nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng (Thanh Thủy).

Cổ phiếu nhóm chứng khoán - kỳ vọng tích cực cuối năm (Triêu Dương): Thị trường đang trống vắng thông tin nhưng thanh khoản đã và đang gia tăng mạnh mẽ.

Kỳ vọng vào niên độ tài chính mới của ngành mía đường! (Đăng Linh): Các doanh nghiệp mía đường trong nước có vị thế nhất định để đón cơ hội từ diễn biến tăng của giá đường thế giới sau thông tin Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu mặt hàng này.

Thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thư tín dụng: giải thích luật không nên chỉ dựa vào câu chữ (Thái Mạnh Cường): Chính phủ nên cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề thu thuế VAT đối với thư tín dụng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích để thực hiện thống nhất, phù hợp với thực tiễn.

Nhu cầu về địa điểm đầu tư đang thay đổi (Hùng Lê): Việt Nam cần nắm bắt “khẩu vị” và các xu hướng mới của nhà đầu tư để có những thay đổi phù hợp nhằm duy trì vị thế của mình cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.

Câu chuyện về cái chai Kikkoman (Ricky Hồ): Thiết kế chai và nắp chai của Kikkoman đã giúp hãng nước tương này thắng thế trước hãng Maggi và nhiều hãng nước tương châu Á khác.

Rủi ro cho các phán quyết của trọng tài thương mại (LS. Nguyễn Văn Phúc - LS. Nguyễn Nhật Dương): Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại có thể gặp rủi ro, đặc biệt khi có sự tham gia của tòa án ở những thời điểm quan trọng nhất.

Điện mặt trời: cơ chế đang đi ngược với mục tiêu “xanh”? (Quốc Hùng): Doanh nghiệp than thở họ gặp khó khăn do chính sách cũng như thủ tục đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời.

Điều gì sẽ xảy ra khi NFT được bán đi? (Nguyễn Ngọc Trâm): NFT (tài sản không thể thay thế) ngày càng được ưa chuộng sử dụng để tạo thêm nguồn lợi nhuận từ các sản phẩm sáng tạo kỹ thuật số. NFT thậm chí còn trở thành đơn vị tiền tệ lý tưởng trong thế giới ảo metaverse. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi NFT được bán đi? Ai thực sự sở hữu quyền tác giả đối với NFT?

Giảm ùn tắc giao thông: Những điều chỉnh nhỏ mang lại hiệu quả lớn (Mục Nhĩ): Nội thành TPHCM trong tình trạng kẹt xe kinh niên nhưng việc phân luồng giao thông một cách khoa học, chuyên nghiệp thì được triển khai khá chậm.

Thú chơi nhà trên “rú”! (Nguyễn Hoàng Chương): Xác định giới hạn của sự đánh đổi môi trường phải là mệnh lệnh từ trái tim của mọi công dân. Với trách nhiệm của mình, giáo dục chính là tác nhân vận hành “động cơ” mang lại lợi ích trăm năm, để thú chơi nhà trên rú thôi... ngạo nghễ!

Sập sàn đấu giá và hiện thực hóa tài sản vô hình (Trần Hữu Hiệp): Từ sự cố “sập sàn đấu giá” biển số ô tô đẹp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định về sở hữu, hiện thực hóa các loại tài sản vô hình như biển số xe đẹp, số tài khoản ngân hàng đẹp, số điện thoại đẹp…

Xăm vào đời những ước mơ (Mộc Yên): Ngày nay, bất chấp định kiến, việc xăm hình đã phổ biến hơn ở giới trẻ và đang dần trở thành một bộ môn nghệ thuật. Việc trông thấy hình xăm mà “bắt hình dong” không còn phù hợp nữa.

Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” - bí kíp bỏ túi cho doanh nhân (ThS. Nguyễn Lương Sỹ): Alries Jack Trout từng viết rằng: “Tên gọi là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa thông điệp và tâm trí, [...] là chiếc móc treo thương hiệu lên các nấc thang sản phẩm trong đầu khách hàng”. Những dòng chữ này đã được dẫn lại một cách đầy trang trọng, như chiếc kim chỉ nam cho hành trình “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” - cũng là tựa đề cuốn sách đầu tay vừa xuất bản của tác giả Ngân Trần.

Vượt đường xa đến lớp (Phú Thành): Hàng tuần, bạn từ Bình Phước lên Sài Gòn học. Tuy không bằng đi du học ở nước ngoài, nhưng hy vọng những tiến bộ của Sài Gòn sẽ được bạn hấp thụ và vận dụng trong cuộc sống và trong công việc.

Việt Nam có tránh được bẫy lao động kỹ năng thấp? (Hoàng Hạnh): Bẫy lao động kỹ năng thấp vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam phải tránh được tình trạng này trong giai đoạn dân số vàng vẫn đang tạo nên lợi thế về nguồn nhân lực.

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: chỉ như cưỡi ngựa xem hoa (TS. Võ Duy Nghi): Trong nền kinh tế thị trường, trường đại học phải đào tạo sinh viên thành nguồn nhân lực được thị trường lao động chấp nhận, chứ không thể đào tạo theo những gì mình có…

Tìm lối cho dự án PPP (Trương Trọng Hiểu): Nếu loại trừ được các điểm yếu, thậm chí là nguy cơ sai phạm, thì không có lý do gì không mạnh dạn huy động nguồn lực xã hội tham gia dự án PPP.

Việt Nam và tương lai của thị trường tài sản mã hóa (Hồ Ngọc Tài): Là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh thị trường tài sản mã hóa, MiCA do EU ban hành sẽ có hiệu lực vào năm 2024. Tại Việt Nam quá trình nghiên cứu lĩnh vực này đang chững lại, Việt Nam sẽ tiếp thu được gì?

Xe điện: Lãnh địa của các tay to (TS. Võ Đình Trí): Sự bùng nổ của thị trường xe điện (EV) trong những năm gần đây và tham vọng của Trung Quốc đã khiến cho cạnh tranh trong ngành này ngày càng khốc liệt hơn.

Kinh tế Trung Quốc vật lộn với khủng hoảng niềm tin (Lạc Diệp): Nền kinh tế Trung Quốc đang bị bủa vây bởi hàng loạt vấn đề. Đặc biệt, sự thiếu niềm tin vào tương lai của người dân càng khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Kinh tế Đức và nỗi ám ảnh trở thành “bệnh nhân của châu Âu” (Song Thanh): Lạm phát tăng cao và kinh tế trì trệ trong nhiều quý liên tiếp khiến nước Đức đối mặt nỗi ám ảnh mang tên “bệnh nhân của châu Âu”.

Điều gì đã xảy ra với Nhật Bản? (Ngọc Thanh): Nhật Bản năng động và sáng tạo hơn nhiều so với những gì người ngoài nhận thấy. Nếu bạn nghĩ Nhật Bản là một xã hội mệt mỏi, trì trệ thì bạn đã nhầm.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới