Theo các y bác sĩ, việc ngâm rượu từ thực vật, động vật phải có sự chỉ định của các bác sĩ Đông y. Rượu thuốc phải uống như thuốc, uống theo chỉ định với liều lượng nhất định. Nếu người dân dùng bừa bãi không đúng cách thì sẽ gây ngộ độc, nhất là với loài cây cỏ hoang dã thường có chứa độc tố gây hại lên thần kinh, tim mạch, hô hấp…
- Rượu, bia và những tổn thương gan nghiêm trọng không phải ai cũng biết
- Thu hồi khẩn cấp Rượu Nếp, Hầm Rượu Việt vì gây ngộ độc methanol
Trong hai tháng trở lại đây, tại các bệnh viện trên cả nước đã cấp cứu không ít trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa methanol hoặc cồn methanol; trong đó cũng có một số trường hợp ngộ độc sau khi uống rượu ngâm với rễ cây, củ, quả để chữa bệnh. Mới đây nhất là vụ 2 người tử vong và 6 người phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu sau một bữa tiệc tại TPHCM đêm 5-8.
Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều lần nhưng tình trạng người dân ngâm rượu với các loại rễ, củ cây rừng vẫn diễn ra phổ biến và gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để hiểu rõ hơn tình trạng ngộ độc rượu ngâm, trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” trong Bản tin 360 độ Sống khỏe đã có buổi trò chuyện với TS. BS. Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, kiêm Phó Chủ tịch Hội Đông y TPHCM, nhằm giải đáp về những nguyên nhân gây ngộ độc từ rượu tự ngâm; các đối tượng nào có thể sử dụng và cần chú ý những điều gì để sử dụng rượu an toàn.
Bên cạnh ngộ độc rượu tự ngâm, các thông tin liên quan đến việc thiếu vắc-xin tại Viện Pasteur TPHCM, tình trạng ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp xảy ra trên địa bàn TPHCM, cũng như lý giải của Bộ Y tế khi chưa xem Covid-19 là bệnh lưu hành… là những nội dung đáng chú ý trong “Bản tin 360 độ sống khỏe” ngày 16-8.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị